Núi Hồng - Sông La

Truyền nhân 4 đời "giữ lửa" nghề trống Bắc Thai nổi tiếng ở Hà Tĩnh

Bài & Ảnh: Thái Oanh - Ngọc Loan • 08:00 23/02/2021

Tôi tên là Bùi Văn Trăn, năm nay 77 tuổi, ở thôn Bắc Thai, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hơn 50 năm qua, tôi luôn cố gắng bằng cả tâm sức, trái tim để gìn giữ, phát triển nghề làm trống mà cha ông để lại.

Tôi tên là Bùi Văn Trăn, năm nay 77 tuổi, ở thôn Bắc Thai, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hơn 50 năm qua, tôi luôn cố gắng bằng cả tâm sức, trái tim để gìn giữ, phát triển nghề làm trống mà cha ông để lại.

Nghề làm trống nơi đây xuất hiện từ lâu đời. Từ nhỏ, tôi đã nghe thấy tiếng đục, tiếng đẽo của cha, của ông. Tôi cũng là đời thứ 4 trong gia đình theo cái nghề đặc biệt này. Mùi ngai ngái của da bò, mùi thơm của gỗ mít, tiếng cha dạy bảo năm nào cứ thế theo tôi suốt hơn nửa thế kỷ dâu bể, thăng trầm...

Nghề làm trống nơi đây xuất hiện từ lâu đời. Từ nhỏ, tôi đã nghe thấy tiếng đục, tiếng đẽo của cha, của ông. Tôi cũng là đời thứ 4 trong gia đình theo cái nghề đặc biệt này. Mùi ngai ngái của da bò, mùi thơm của gỗ mít, tiếng cha dạy bảo năm nào cứ thế theo tôi suốt hơn nửa thế kỷ dâu bể, thăng trầm...

Ngày nhỏ, cũng như bao lớp trai đinh trong làng, 12, 13 tuổi, tôi đã thuộc nằm lòng những công thức bí truyền để làm các loại trống. Lớn lên thêm chút nữa, tôi theo cha rong ruổi đi khắp nơi trong tỉnh lên đến cả huyện Tương Dương, Thanh Chương (Nghệ An) để tìm nguyên liệu. Cái đục, bút chì, đèn pin, lưỡi cưa... cứ thể trở thành “bạn”, gắn bó vui, buồn với tôi suốt bao năm qua.

Ngày nhỏ, cũng như bao lớp trai đinh trong làng, 12, 13 tuổi, tôi đã thuộc nằm lòng những công thức bí truyền để làm các loại trống. Lớn lên thêm chút nữa, tôi theo cha rong ruổi đi khắp nơi trong tỉnh lên đến cả huyện Tương Dương, Thanh Chương (Nghệ An) để tìm nguyên liệu. Cái đục, bút chì, đèn pin, lưỡi cưa... cứ thể trở thành “bạn”, gắn bó vui, buồn với tôi suốt bao năm qua.

Nghề này được làm quanh năm nhưng đông khách và đắt hàng nhất thường vào rằm tháng 7 và dịp trước, sau tết Nguyên đán, khi người dân các nơi có nhu cầu đổi trống mới cho nhà thờ họ. Những dịp này, nhiều người đặt trống nên công việc của tôi cũng bận rộn hơn để kịp trả đơn cho khách đúng hẹn.

Nghề này được làm quanh năm nhưng đông khách và đắt hàng nhất thường vào rằm tháng 7 và dịp trước, sau tết Nguyên đán, khi người dân các nơi có nhu cầu đổi trống mới cho nhà thờ họ. Những dịp này, nhiều người đặt trống nên công việc của tôi cũng bận rộn hơn để kịp trả đơn cho khách đúng hẹn.

“Trống da bò, chang mít, nịt song” chính là công thức mà các thế hệ con em ở Bắc Thai truyền tai nhau về bí quyết để có sản phẩm bền, đẹp, tiếng kêu tròn vang. Việc quan trọng đầu tiên phải chọn được tấm da bò chất lượng. Một miếng da đẹp được lấy từ con bò phải già, thịt nạc và ít mỡ, không được rách. Sau khi được xử lý bớt lông và ngâm nước khử mùi rồi đem phơi nắng để tăng độ bền.

“Trống da bò, chang mít, nịt song” chính là công thức mà các thế hệ con em ở Bắc Thai truyền tai nhau về bí quyết để có sản phẩm bền, đẹp, tiếng kêu tròn vang. Việc quan trọng đầu tiên phải chọn được tấm da bò chất lượng. Một miếng da đẹp được lấy từ con bò phải già, thịt nạc và ít mỡ, không được rách. Sau khi được xử lý bớt lông và ngâm nước khử mùi rồi đem phơi nắng để tăng độ bền.

Gỗ mít - nguyên liệu chính làm nên tang trống với câu hát tương truyền “gỗ mít đánh ít kêu nhiều”. Tùy theo loại trống cần làm mà người thợ sẽ cưa, xẻ để tạo ra các tang trống có độ cong, dẻo, dài, ngắn khác nhau. Theo tiêu chuẩn, muốn được cái trống đúng chất, sáng đẹp thì phải tìm được cây mít có tuổi đời trên dưới bảy chục năm.

Gỗ mít - nguyên liệu chính làm nên tang trống với câu hát tương truyền “gỗ mít đánh ít kêu nhiều”. Tùy theo loại trống cần làm mà người thợ sẽ cưa, xẻ để tạo ra các tang trống có độ cong, dẻo, dài, ngắn khác nhau. Theo tiêu chuẩn, muốn được cái trống đúng chất, sáng đẹp thì phải tìm được cây mít có tuổi đời trên dưới bảy chục năm.

Còn song (một cây cùng họ với mây) thường được lấy ở khu vực miền núi như: Hương Khê, Vũ Quang. Thậm chí, người dân còn sang cả tỉnh Quảng Bình để tìm mua bằng được loại cây này. Độ dẻo dai, dễ uốn, nắn đã góp phần không nhỏ làm cho trống của làng Bắc Thai chắc hơn.

Còn song (một cây cùng họ với mây) thường được lấy ở khu vực miền núi như: Hương Khê, Vũ Quang. Thậm chí, người dân còn sang cả tỉnh Quảng Bình để tìm mua bằng được loại cây này. Độ dẻo dai, dễ uốn, nắn đã góp phần không nhỏ làm cho trống của làng Bắc Thai chắc hơn.

Làm trống là công việc không khó nhưng để làm được một chiếc trống “có hồn” thì không hề dễ. Nó đòi hỏi người thợ cần chú tâm, luôn rèn luyện để tạo thành quán tính cho mình; phải có tai thẩm âm để xác định độ vang của trống bởi mỗi loại trống có tiếng vang khác nhau. Cùng đó là sức khỏe và sự dẻo dai, bền bỉ để làm những công đoạn nặng nhọc.

Làm trống là công việc không khó nhưng để làm được một chiếc trống “có hồn” thì không hề dễ. Nó đòi hỏi người thợ cần chú tâm, luôn rèn luyện để tạo thành quán tính cho mình; phải có tai thẩm âm để xác định độ vang của trống bởi mỗi loại trống có tiếng vang khác nhau. Cùng đó là sức khỏe và sự dẻo dai, bền bỉ để làm những công đoạn nặng nhọc.

Nhiều năm trong nghề, tôi chỉ cần nhìn qua là đã có thể căn được đúng độ để tạo hình đều, cân xứng giữa khung trống và hai đầu trống. Hiện nay, đã có nhiều máy móc hỗ trợ, rút ngắn thời gian thực hiện các công đoạn như: máy cưa vòng, máy bào, khoan, bắn đinh nhưng thao tác thủ công, cái cảm và nhạy của bản thân người làm vẫn là hồn cốt của chiếc trống.

Nhiều năm trong nghề, tôi chỉ cần nhìn qua là đã có thể căn được đúng độ để tạo hình đều, cân xứng giữa khung trống và hai đầu trống. Hiện nay, đã có nhiều máy móc hỗ trợ, rút ngắn thời gian thực hiện các công đoạn như: máy cưa vòng, máy bào, khoan, bắn đinh nhưng thao tác thủ công, cái cảm và nhạy của bản thân người làm vẫn là hồn cốt của chiếc trống.

Việc làm trống trải qua 3 bước quan trọng nhất: làm da, chang và bưng trống. Trong đó, khâu bịt miệng trống được trao truyền lại vẫn là công đoạn quyết định nhất đến chất lượng. Người thợ phải khéo tay, tỉ mẩn để kéo căng đều miếng da bò vừa dai vừa dày, bịt kín 2 đầu miệng trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chốt làm từ tre già. Đây là bước điều chỉnh âm thanh cao thấp nên chỉ có những người “rành” nghề mới có thể xử lý được bài bản, đạt chuẩn.

Việc làm trống trải qua 3 bước quan trọng nhất: làm da, chang và bưng trống. Trong đó, khâu bịt miệng trống được trao truyền lại vẫn là công đoạn quyết định nhất đến chất lượng. Người thợ phải khéo tay, tỉ mẩn để kéo căng đều miếng da bò vừa dai vừa dày, bịt kín 2 đầu miệng trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chốt làm từ tre già. Đây là bước điều chỉnh âm thanh cao thấp nên chỉ có những người “rành” nghề mới có thể xử lý được bài bản, đạt chuẩn.

Trước đây, làm trống chủ yếu bằng thủ công. Để hoàn thành một chiếc trống (loại trung bình), tôi tự làm tất cả công đoạn cũng mất hơn nửa tháng. Ngày nay, có sự trợ giúp của máy móc hiện đại, chỉ mất 7 - 10 ngày là đã cơ bản xong các bước. Khách đến mua hoặc đặt sẽ được bảo hành 3 năm, đó là chữ “tín” mình phải gìn giữ để tạo “tiếng” cho cái nghề mà cha ông truyền lại.

Trước đây, làm trống chủ yếu bằng thủ công. Để hoàn thành một chiếc trống (loại trung bình), tôi tự làm tất cả công đoạn cũng mất hơn nửa tháng. Ngày nay, có sự trợ giúp của máy móc hiện đại, chỉ mất 7 - 10 ngày là đã cơ bản xong các bước. Khách đến mua hoặc đặt sẽ được bảo hành 3 năm, đó là chữ “tín” mình phải gìn giữ để tạo “tiếng” cho cái nghề mà cha ông truyền lại.

Trống của làng Bắc Thai không hề kém cạnh các loại trống sản xuất tại làng nghề khác, thậm chí tiếng vang, độ bền còn được đánh giá rất cao nên nhiều người từ miền Bắc, miền Nam cũng liên hệ đặt hàng. Trong hơn 50 năm làm nghề, tôi đã tự tay hoàn thiện hàng ngàn chiếc trống từ to đến nhỏ và luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng.

Trống của làng Bắc Thai không hề kém cạnh các loại trống sản xuất tại làng nghề khác, thậm chí tiếng vang, độ bền còn được đánh giá rất cao nên nhiều người từ miền Bắc, miền Nam cũng liên hệ đặt hàng. Trong hơn 50 năm làm nghề, tôi đã tự tay hoàn thiện hàng ngàn chiếc trống từ to đến nhỏ và luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng.

Sống cùng tiếng trống âm vang gắn bó từ thủa cha sinh mẹ đẻ, tôi tự hào vì mình đã làm nên những chiếc trống chất lượng, được mang đi khắp trong và ngoài tỉnh. Mỗi loại trống tạo ra từ tâm huyết với thao tác chính xác đến tuyệt đối kết tinh nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý nguyên liệu ở khâu chế tác, xếp tang (khung gỗ), đến chọn và xử lý da bò, căng da, đóng đinh.

Sống cùng tiếng trống âm vang gắn bó từ thủa cha sinh mẹ đẻ, tôi tự hào vì mình đã làm nên những chiếc trống chất lượng, được mang đi khắp trong và ngoài tỉnh. Mỗi loại trống tạo ra từ tâm huyết với thao tác chính xác đến tuyệt đối kết tinh nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý nguyên liệu ở khâu chế tác, xếp tang (khung gỗ), đến chọn và xử lý da bò, căng da, đóng đinh.

Năm nay, dù đã sang tuổi 77, nhưng sau khi một chiếc trống được hoàn thành, tôi vẫn tự tay vận chuyển đến cho khách hàng ở khắp các vùng như: Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Kỳ Anh... Mình tâm niệm còn sức khỏe là còn làm việc, còn gắn bó với cái nghề đã góp phần không nhỏ nuôi sống cả gia đình bao nhiêu năm nay.

Năm nay, dù đã sang tuổi 77, nhưng sau khi một chiếc trống được hoàn thành, tôi vẫn tự tay vận chuyển đến cho khách hàng ở khắp các vùng như: Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Kỳ Anh... Mình tâm niệm còn sức khỏe là còn làm việc, còn gắn bó với cái nghề đã góp phần không nhỏ nuôi sống cả gia đình bao nhiêu năm nay.

Bản thân tôi và nhiều người có tuổi trong làng luôn trăn trở làm sao giữ được “lửa” nghề, trao truyền lại cho thế hệ trẻ, để câu hát “Da bò, chang mít, nịt nong, đóng 4 thành bưng bít chi công…” và tiếng trống âm vang, tròn đều của làng Bắc Thai còn mãi với thời gian.

Bản thân tôi và nhiều người có tuổi trong làng luôn trăn trở làm sao giữ được “lửa” nghề, trao truyền lại cho thế hệ trẻ, để câu hát “Da bò, chang mít, nịt nong, đóng 4 thành bưng bít chi công…” và tiếng trống âm vang, tròn đều của làng Bắc Thai còn mãi với thời gian.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM