Anh Dương Quyết Chiến (xã Hộ Độ, Lộc Hà) hỏi: Trường hợp nuôi cá lồng bè trên sông gây cản trở giao thông đường thủy thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Mẫu nước tại khu vực cá chẽm bị chết ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) gửi tới Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc dự kiến 3 - 4 ngày sẽ có kết quả.
Theo tính toán của anh Trần Quốc Đức - chủ mô hình nuôi cá chim trắng vây vàng ở thôn Vĩnh Thịnh, xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh), sau 6 tháng nuôi, gia đình sẽ xuất bán khoảng 12 tấn cá, thu lãi từ 350 - 400 triệu đồng/ha.
Thời gian qua, nhằm tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích ao, đầm..., người dân ở nhiều địa phương Hà Tĩnh đã chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mang lại giá trị kinh tế cao.
Mưa bão đã bắt đầu xuất hiện, 59 hộ nuôi trồng thủy sản tại thôn Sông Hải (xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang khẩn trương tìm đầu ra cho cá vược.
Huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang khai thác lợi thế nuôi cá nước ngọt khi có hồ Ngàn Trươi lớn thứ 3 cả nước và 30 hồ đập nhỏ trên cơ sở giữ được chất lượng môi trường.
Sau 6 tháng nuôi thí điểm, đến nay, mô hình cá lồng trong lòng hồ Ngàn Trươi (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cho sản lượng ước đạt 25 tấn, thu về gần 2,3 tỷ đồng.
Trong trận lũ lịch sử vừa qua tại Hà Tĩnh, theo số liệu ban đầu, gần 2.900 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề, giá trị thiệt hại gần 170 tỷ đồng. Hàng trăm hộ dân bỗng chốc lâm vào cảnh trắng tay...
Mô hình thí điểm nuôi cá lồng trên hồ Ngàn Trươi (Vũ Quang - Hà Tĩnh) nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, sử dụng hiệu quả mặt nước lòng hồ vào phát triển nuôi trồng thủy sản.
Anh Trần Thăng Long (SN 1984, phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) có công việc ổn định nhưng đã không ngần ngại “bỏ phố" lên rừng với ước mơ xây dựng thương hiệu cá sạch.
Mô hình nuôi cá lồng bè trong lòng hồ Ngàn Trươi dự kiến sẽ được huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) triển khai thí điểm vào tháng 10/2020, nhằm tạo việc làm, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân.
Sau thiệt hại nặng nề do thiên tai làm hàng chục tấn cá chẽm chết hàng loạt, người dân nuôi cá chẽm lồng ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà – Hà Tĩnh) tiếp tục đầu tư khôi phục sản xuất.
Những ngày gần đến tết, người nuôi cá lồng bè ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lại chuẩn bị bước vào kỳ thu hoạch lớn nhất trong năm. Ngoài cá diêu hồng là chủ lực, các vùng nuôi còn có cá chép, cá trắm cỏ, cá trê… phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán.
Năm 2019, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) là 551 ha, khai thác đạt 570 tấn, doanh thu đạt trên 30 tỷ đồng. Huyện đã hình thành 4 vùng nuôi tập trung với diện tích gần 85 ha.
Đợt mưa lũ do vừa qua, hải sản nuôi lồng bè của nhiều hộ gia đình bị chết hàng loạt. Tuy nhiên, 2 hộ nuôi ở xã Kỳ Hà (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã chủ động giúp cá “vượt sông”, tránh cảnh trắng tay.
8 tháng đầu năm 2019, xã Thạch Sơn (Thạch Hà – Hà Tĩnh) xuất ra thị trường 70 tấn cá chẽm và hồng Mỹ, mang về nguồn thu 11,9 tỷ đồng. Với tiềm năng và chất lượng sản phẩm thơm ngon, địa phương đang từng bước đưa cá lồng bè thành sản phẩm OCOP.
Không chỉ gắn bó với nghề vươn khơi đánh bắt hải sản, người dân tại làng chài nhỏ ven sông Lạc Giang (còn gọi là sông Gon) thuộc thôn 7, xã Cẩm Phúc (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã lựa chọn nghề nuôi cá vược trong lồng để phát triển kinh tế.
Chi phí đầu tư thấp nhưng cho thu lãi hàng trăm triệu đồng chỉ sau vài tháng nuôi trồng, đó là câu chuyện từ nghề ươm nuôi vẹm đen tại khu chân cầu Ninh Hải, xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh).
Xã Kỳ Bắc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bắt đầu xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên hồ thủy lợi từ năm 2018 và tuy là đầu tiên triển khai nhưng bước đầu cho thấy hiệu quả rõ nét từ mô hình kinh tế có bước đột phá này.
Tết nguyên đán Kỷ Hợi đang cận kề, các hộ nuôi cá lồng bè trên sông Đò Điệm, thuộc địa phận thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang bước vào vụ thu hoạch cá chẽm và cá hồng Mỹ. Dự kiến trong dịp Tết này, các hộ nuôi trồng ở đây sẽ xuất bán 100 tấn cá, thu hơn 2 tỷ đồng.
Với lợi thế có hơn 12 km sông Vịnh chạy qua địa bàn, xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã và đang tận dụng ưu thế này để phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho bà con.
Để khuyến khích người dân xây dựng các mô hình kinh tế nâng cao thu nhập, xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã xây dựng và hỗ trợ 10 mô hình nuôi cá chép giòn ứng dụng công nghệ cao ở thôn Sơn Bình.
Chi phí thấp, thân thiện môi trường, hiệu quả cao là một trong những tính năng ưu việt khi áp dụng công nghệ nuôi cá bằng lồng nhựa HDPE trên địa bàn Hà Tĩnh.
Sở hữu khách sạn lớn ở tỉnh Đồng Nai nhưng ông Hoàng Văn Quang (61 tuổi, quê ở thôn Lạc Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại chọn cách bán cả cơ ngơi 7 tỷ đồng để về quê nuôi cá lồng bè, phát triển kinh tế...
Khoảng hơn 10 năm nay, nghề nuôi cá lồng bè được duy trì và phát huy hiệu quả tại thôn Sông Nam, xã Thạch Sơn (Thạch Hà – Hà Tĩnh). Từ một khúc sông khoảng 500m, người dân nơi đây thu về nhiều tỷ đồng mỗi năm.
Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, các hộ nuôi cá lồng bè tại thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang trữ hơn 10 ngàn con cá chẽm với nhiều loại, từ 0,7-4 kg, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.