Ở đâu trường gặp khó, ở đó nhất định có... cô Huệ!

(Baohatinh.vn) - 31 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người là chặng đường vượt khó không biết mệt mỏi, chinh phục nhiều trường khó khăn của cô Nguyễn Thị Hoa Huệ, hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Ở đâu trường gặp khó, ở đó nhất định có... cô Huệ!

Ngoài việc huy động nguồn lực củng cố cơ sở vật chất trường lớp, cô Huệ luôn trăn trở với việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục

Đậu vào trường y nhưng định hướng của người cha đã đưa cô Huệ đến với sự nghiệp trồng người. “Tôi luôn tự nhắc nhở mình phải nghiêm túc, hết mình trong công việc, bởi vì, với sự nghiệp giáo dục, chỉ một sự sai sót, cẩu thả là ảnh hưởng lớn để cả một thế hệ. Có lẽ đó là bí quyết giúp tôi giữ mãi ngọn lửa yêu nghề cho đến nay” - cô Huệ chia sẻ.

Vào nghề năm 1987 ở Trường Tiểu học Kỳ Tiến khi chưa đầy tuổi 20, dẫu gặp vô vàn khó khăn nhưng lòng yêu nghề đã giúp cô giáo trẻ Nguyễn Thị Hoa Huệ vượt qua và giành danh hiệu giáo viên giỏi tỉnh, huyện liên tiếp 8 năm trong thời gian 10 năm công tác tại trường.

Sau nhiều lần bỏ lỡ cơ hội được cất nhắc bởi hoàn cảnh khó khăn, năm 1997, cô nhận nhiệm vụ phó hiệu trưởng, sau đó 9 tháng được đề bạt Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Giang. 3 năm ở ngôi trường nơi quê mình, cô luôn cố gắng đưa phong trào giáo dục Kỳ Giang đi lên với thành tích tập thể lao động tiên tiến, liên đội vững mạnh cấp tỉnh và lần đầu tiên có học sinh đạt giải nhất Quốc gia về thi kể chuyện.

Ở đâu trường gặp khó, ở đó nhất định có... cô Huệ!

Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo khối đoàn kết là giải pháp nữ hiệu trưởng Nguyễn Thị Hoa Huệ lựa chọn hàng đầu

Khi phong trào đi lên, Trường Tiểu học Kỳ Giang đang phấn đấu xây dựng chuẩn giai đoạn 1 thì cô Huệ lại được điều động về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Phong.

Cô nhớ lại: “Lúc ấy, Kỳ Phong là một trường có đội ngũ và công tác xã hội hóa giáo dục mạnh, nhưng khối đại đoàn kết trong trường còn yếu, thường xuyên có đơn thư khiếu kiện. Vì thế, tổ chức đã quyết định điều động một cán bộ nữ để xây dựng khối đoàn kết và tôi đã được lựa chọn”.

Trong 6 năm (từ 2001 - 2007) công tác tại Trường Tiểu học Kỳ Phong, cô hiệu trưởng đã cùng tập thể giáo viên xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Sự tham gia của cô trong hoạt động chuyên môn, đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã đưa trường trở thành đơn vị luôn dẫn đầu về chất lượng trên địa bàn huyện Kỳ Anh. Nhiều năm liền, trường đạt thành tích tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, công đoàn vững mạnh xuất sắc cấp tỉnh, liên đội vững mạnh xuất sắc được Công đoàn ngành giáo dục tỉnh, UBND tỉnh và Hội đồng Đội trung ương tặng bằng khen.

Ở đâu trường gặp khó, ở đó nhất định có... cô Huệ!

Cô Huệ cũng thường xuyên đến từng lớp học để kiểm tra nền nếp, chất lượng dạy học

Thêm một trường khó khăn dần vững bước đi lên cũng là lúc cô Huệ được lựa chọn là hạt nhân để xây dựng phong trào cho vùng khó khăn mới - Trường Tiểu học Kỳ Xuân, vào năm 2007. Đây là ngôi trường đặc biệt khó khăn cả về chất lượng lẫn cơ sở vật chất ở vùng bãi ngang của huyện.

“Ngày ấy, đường đi đến trường còn gập ghềnh lắm, đội ngũ cán bộ giáo viên cũng trong tình trạng thiếu thống nhất, cơ sở vật chất ở cả 3 điểm trường khó khăn, có nơi còn chung với trường mầm non. Các đồng nghiệp ở trường cũ tiễn tôi đến đây cũng trào nước mắt” - cô Huệ nhớ lại.

Công việc đầu tiên của cô Huệ tại trường này là xây dựng đội ngũ, củng cố khối đoàn kết. Chất lượng giáo dục của trường được nâng lên từng năm. Đặc biệt, cô đã vận dụng tất cả các mối quan hệ, đến từng doanh nghiệp xin từng dự án, tiết kiệm nguồn chi và nguồn từ phụ huynh đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất.

Với tổng nguồn huy động xây dựng khoảng 25 tỷ đồng trong nhiều năm, đến nay, Trường Tiểu học Kỳ Xuân không chỉ đưa “3 điểm trường về 1 mối” mà còn trở thành trường chuẩn quốc gia mức độ 2, là một trong những ngôi trường đẹp nhất bậc tiểu học ở Hà Tĩnh.

Ở đâu trường gặp khó, ở đó nhất định có... cô Huệ!

Với cô Huệ, mỗi ngày đến trường đã thực sự là 1 ngày vui, đó cũng là động lực giúp, sức mạnh tinh thần giúp chị chiến đấu với bệnh tật

3 năm trở lại đây, dù bị bệnh hiểm nghèo nhưng nhờ phong trào của trường, tình cảm của tập thể giáo viên, cô Huệ đã vượt qua nỗi buồn. Cô chia sẻ: “Nhìn cảnh quan của trường, tôi lại nhớ những ngày cùng tập thể giáo viên đi xin từng gốc cây, vận động phụ huynh lao động. Có hôm trời tối, đường khó đi, cả người và xe lăn xuống ruộng nhưng vẫn vui. Tôi biết công sức của mình và mọi người đã được đền đáp, mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui và đó là động lực, sức mạnh để tôi chiến đấu với bệnh tật, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp suốt đời mình đã chọn ”.

Cô Nguyễn Thị Hoa Huệ đã nhận được nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT. Sắp tới, cô lại vinh dự được Bộ GD&ĐT tuyên dương giáo viên tiêu biểu năm 2018.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.