Ổ vi khuẩn kinh hoàng trên bàn chải đánh răng

Theo các chuyên gia về răng miệng, bàn chải đánh răng là ổ chứa vi khuẩn nhưng nhiều người không biết. Mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng.

Nhiều vi khuẩn hơn cả bệ vệ sinh

Bình thường bàn chải đánh răng được dùng 2 lần mỗi ngày. Sau mỗi lần đánh răng, nếu bàn chải không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn bám ở chân lông bàn chải là nơi tích tụ vi khuẩn mỗi ngày.

Khoang miệng của mỗi người có chứa hàng trăm loại vi sinh vật, một số sẽ được truyền qua bàn chải đánh răng khi sử dụng. Vi sinh vật ngoài môi trường cũng có thể phát triển trên bàn chải trong quá trình lưu trữ.

Các vi khuẩn này có thể sống đến ba ngày trên bàn chải đánh răng. Chúng di chuyển ngược trở lại miệng và gây các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu thậm chí là mất răng.

Không những thế, bàn chải đánh răng có thể trở thành vật trung gian để lây truyền vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Đặc biệt khi bạn dùng chung nhà vệ sinh, nhà tắm với nhiều người khác, khả năng nhiễm bệnh sẽ cao hơn.

o vi khuan kinh hoang tren ban chai danh rang

Theo các nhà khoa học của Đại học Manchester (Anh), bàn chải đánh răng là một ổ vi trùng. Mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng, trong đó có cả khuẩn E.coli gây tiêu chảy và khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng da.

Nếu như trong miệng đang có vết thương, những vi khuẩn này sẽ lập tức tấn công gây ra tình trạng viêm loét miệng. Kể cả trong điều kiện bình thường, khi sử dụng bàn chải đánh răng này, một lượng lớn vi khuẩn có cơ hội bám lên răng và xâm nhập vào cơ thể. Lượng vi khuẩn này tương đương với uống 9 cốc nước bẩn.

Mỗi lần xả nước ở bồn cầu là một lần bạn phát tán hàng triệu vi khuẩn kinh khủng ra khắp gian phòng tắm, và chúng hoàn toàn có thể đến neo đậu ở trên bàn chải đánh răng của bạn.

Nếu bạn đang để bàn chải đánh răng cách bệ vệ sinh khoảng cách dưới 2 m, hãy cẩn trọng. “Vi khuẩn trên bàn chải đánh răng còn nhiều hơn chỗ ngồi bệ vệ sinh”, Tiến sĩ nha khoa Curatola (Mỹ) cho biết.

Do vậy, để tránh các bệnh về răng miệng và lây nhiễm các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, các chuyên gia y tế khuyến cáo người tiêu dùng nên vệ sinh bàn chải thường xuyên, để bàn chải cách xa bồn cầu và không để chung với bàn chải đánh răng của người khác, thường xuyên thay mới bàn chải…

8 lưu ý quan trọng về chiếc bàn chải đánh răng

1. Giữ bàn chải luôn luôn được khô ráo. Môi trường ẩm ướt là nơi vi khuẩn ưa trú ngụ và phát triển. Để giữ cho bàn chải đánh răng được khô ráo, mỗi khi đánh răng xong, bạn không nên đặt bàn chải ở những vị trí nằm ngang. Thay vào đó, bạn dựng đứng chúng để nước có thể róc khô, tránh ẩm ướt ở lông bàn chải.

2. Không để bàn chải trong cốc. Vì việc để bàn chải trong cốc tạo cơ hội cho vi khuẩn và vi trùng trong không khí xâm nhập.

3. Để bàn chải đánh răng cách xa bồn cầu. Nếu nhà tắm kết hợp luôn với bệ toilet, bạn nên thiết kế nơi để bàn chải đánh răng riêng, không để trong phòng tắm nữa. Bởi như đã phân tích ở trên, mỗi khi giật toilet, các loại vi khuẩn, vi trùng, vi sinh vật sẽ bay khắp nhà vệ sinh và bám vào bàn chải.

Nếu không cẩn thận, bạn sẽ biến bàn chải đánh răng thành ổ vi khuẩn gây bệnh cho mình.

4. Thay mới bàn chải đánh răng 3- 4 tháng/lần. Bởi nếu bạn sử dụng bàn chải quá cũ, lông bàn chải thường đã bị sờn nên không thể làm sạch hiệu quả mảng bám trên bề mặt răng. Mảng bám tích tụ chính là nguyên nhân gây ra sâu răng và các bệnh viêm nhiễm răng miệng khác.

Một chiếc bàn chải đánh răng quá cũ cũng thường dễ làm tổn thương nướu trong quá trình đánh răng.

5. Thay mới bàn chải sau đợt cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng... để tránh nguy cơ tái nhiễm.

6. Luôn đặt bàn chải ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với bàn chải đánh răng của người khác.

7. Không bao giờ dùng chung bàn chải với bất kỳ ai: Những vi khuẩn lạ từ bàn chải người khác có thể nguy hiểm hơn vi khuẩn quen thuộc trên bàn chải của bạn.

8. Vệ sinh bàn chải định kỳ, ít nhất là 1 tuần/1 lần theo những cách sau:

- Một trong những phương pháp tốt nhất để duy trì một chiếc bàn chải đánh răng không bị nhiễm khuẩn là ngâm bàn chải trong 1 cốc nước được pha với 1 thìa oxy già trong 30 giây.

- Nước súc miệng có chứa cồn cũng có thể sử dụng thay oxy già. Sau đó, bạn rửa bàn chải bằng nước nóng.

- Nước vừa đun sôi cũng được sử dụng để vệ sinh bàn chải. Rất đơn giản, ngâm bàn chải trong 1 cốc nước nóng. Để hiệu quả, bạn phải ngâm từ 3-5 phút.

- Một cách nữa là ngâm bàn chải trong nước giấm pha loãng. Giấm sẽ giết chết gần như hết vi khuẩn và mầm bệnh gây bệnh.

- Bạn cũng có thể vệ sinh bàn chải đánh răng định kỳ bằng máy rửa bát. Cách này cũng có thể loại bỏ vi trùng và vi khuẩn gây bệnh không mong muốn. Thực hiện theo cách này thì cần phải lưu ý là đặt bàn chải lên vị trí trên cùng để tránh nhiệt độ quá nóng trong máy làm chảy nhựa.

Các chuyên gia cũng lưu ý người tiêu dùng không nên vệ sinh bàn chải đánh răng bằng lò vi sóng. Hầu hết bàn chải đánh răng đều được làm bằng nhựa, silicon và nylon. Lò vi sóng sẽ làm nhựa biến tính và tan chảy.

Việc khử trùng bàn chải đánh răng nhựa bằng lò vi sóng có thể khiến con người nhiễm chất bisphenol- A (BPA), một hóa chất độc hại trong nhiều loại nhựa. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể gây ra bệnh vô sinh và các bệnh ung thư khác nhau.

- Rửa thật kỹ bàn chải đánh răng bằng nước sạch ngay sau mỗi lần sử dụng.

Theo GĐ&XH

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?