Phân bổ gạo hỗ trợ cho học sinh khó khăn. Ảnh: internet
Trong đó, thị xã Kỳ Anh có 64 học sinh được hỗ trợ 3.165 kg, huyện Kỳ Anh có 1.287 học sinh được hỗ trợ 58.260 kg, Cẩm Xuyên có 162 học sinh được hỗ trợ 7.440 kg, Thạch Hà có 372 học sinh được hỗ trợ 16.920 kg, Can Lộc có 746 học sinh được hỗ trợ 33.750 kg, Hương Khê có 946 học sinh được hỗ trợ 42.600 kg, Vũ Quang 499 học sinh được hỗ trợ 22.455 kg, Hương Sơn có 932 học sinh được hỗ trợ 41.745 kg, Đức Thọ có 57 học sinh được hỗ trợ 2.565 kg, Nghi Xuân có 76 học sinh được hỗ trợ 3.720 kg và TP Hà Tĩnh có 7 học sinh được hỗ trợ 345 kg. (Chi tiết mời xem tại đây: quyet-dinh-ho-tro-signed.pdf)
UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Cục Dự trữ nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh xuất cấp và vận chuyển 246.735 kg gạo đến trung tâm các huyện, thành phố, thị xã tỉnh Hà Tĩnh, hoàn thành trước ngày 15/12/2016.
Giao UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp nhận, quản lý, cấp phát kịp thời số gạo hỗ trợ hộc sinh theo hướng dẫn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước và đúng quy định hiện hành; kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện cấp gạo cho học sinh trên địa bàn; tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện gửi về Sở GD&ĐT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính và Tổng cục Dữ trữ Nhà nước.
Sở GD&ĐT phối hợp, kiểm tra, theo dõi việc tổ chức giao nhận, cấp phát gạo của các huyện, thành phố, thị xã và tổng hợp báo cáo theo quy định.
Trích Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ: Điều 4. Điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ 1. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các Điều kiện sau: a) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú; b) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá; c) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này. 2. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các điều kiện sau: a) Đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học; b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá. 3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 2 - Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo. Điều 5. Mức hỗ trợ 1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau: a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. |