Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cần tiếp tục khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện về vườn, đồi, rừng; phát huy lợi thế đường 8, đường Hồ Chí Minh để thu hút đầu tư cụm công nghiệp, các loại hình dịch vụ, du lịch...
Với ý chí vươn lên chiến thắng đói nghèo, anh Lê Văn Dũng là người đầu tiên ở vùng “ốc đảo” Liên Hòa, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) phát huy lợi thế vườn đồi để phát triển kinh tế.
Về quê sau 25 năm phục vụ trong quân ngũ, anh Đậu Anh Sơn (48 tuổi, thôn Nam Viên, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bắt tay xây dựng mô hình kinh tế vườn. Sau bao năm vất vả gây dựng, đến nay, mỗi năm, vườn cây ăn quả của gia đình anh đã cho thu nhập hơn trăm triệu đồng.
"Trong các yếu tố để làm nên khu vườn có giá trị kinh tế của người nông dân, theo tôi nước tưới là yếu tố sống còn. Phải lo nguồn nước và có kỹ thuật tưới hợp lý thì vườn mẫu ở những vùng đất chảo lửa mới có thể giữ màu xanh trong nắng hạn" - ông Trần Văn Tiến, chủ vườn mẫu ở thôn Tuần Tượng xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chia sẻ.
Tận dụng tối đa thế mạnh về thị trường tiêu thụ của địa bàn trung tâm huyện lỵ, những năm gần đây, nông dân xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phát triển mạnh mẽ kinh tế vườn theo hướng đa dạng cây trồng, mùa nào sản phẩm đó, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng .
Sớm đạt chuẩn NTM (năm 2014), trong quá trình phấn đấu đưa xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã miền núi Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tiếp tục chỉ đạo khai thác tiềm năng, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế vườn rừng, vườn hộ, nâng cao thu nhập cho người dân.
"Mắc màn" cho cam là cách làm đặc biệt được anh Nguyễn Trí Đức ở xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, (Hà Tĩnh) áp dụng hơn 2 năm qua. Đây đang là phương pháp bảo vệ cây trồng đem lại hiệu quả cao trong phòng tránh côn trùng, mở ra hướng sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương này.