Phim ‘Sống chung với mẹ chồng’ kết thúc khác với tiểu thuyết cùng tên của Trung Quốc?

Bộ phim truyền hình Việt Sống chung với mẹ chồng mới lên sóng 6 tập nhưng đang “”gây bão“” trên sóng truyền hình vì nội dung kịch tính về cuộc chiến căng thẳng giữa mẹ chồng và nàng dâu. Nhưng qua tìm hiểu, bộ phim này lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Trung Quốc có nickname Phù thùy dưới đáy biển (tên thật Giả Hiếu).

Và ngay khi thông tin này được “rò rỉ”, nhiều khán giả đã mò tìm bản gốc đọc ngay lập tức, nhiều người đọc một mạch hết trong một đêm.

phim chung voi me chong ket thuc khac voi tieu thuyet cung ten cua trung quoc

Bìa tiểu thuyết Sống chung với mẹ chồng

Phim được phát hiện rỏ rỉ khi thấy chi tiết ở cuối phần mỗi tập có ghi rõ: "Phóng tác từ tiểu thuyết "Sống chung với mẹ chồng. Tác giả Giả Hiểu", nhà sách Hương Thủy.

phim chung voi me chong ket thuc khac voi tieu thuyet cung ten cua trung quoc

Nhiều người tim đọc tiểu thuyết Sống chung với mẹ chồng trên mạng

* Vợ chồng ra ở riêng, nhưng chồng lại về nhà mẹ ngủ…

Sống chung với mẹ chồng bản gốc kể về một thành phố nhỏ thuộc tỉnh lẻ Trung Quốc, Hy Lôi (tức Vân trên phim), biên tập viên của một tạp chí, là cô gái trẻ thẳng thắn về làm dâu nhà Hứa Bân (tức Thanh trong phim). Mẹ chồng cô, bà Phương Xảo Trân (tức bà Phương trong phim) là một người phụ nữ giỏi gia chánh, kỹ tính, hay xét nét và cuộc sống của . Cuộc sống của Hy Lôi (Vân) nhanh chóng thành thành "địa ngục" vì mẹ chồng săm soi từng li từng tí, can thiệp quá đà vào chuyện vợ chồng và thường đối xử bất công với con dâu.

Qua những tập đầu của phim Sống chung với mẹ chồng và so với tiểu thiết thì có sự giống nhau đến 80% bởi đều có những cảnh như: mẹ chồng tiếc tiền mua ga cưới giảm giá, tìm hiệu chụp ảnh cưới giảm giá, đòi đi cùng chọn nhẫn cưới, vòng tay, kiểm soát tiền lương, nói bóng gió con dâu về chuyện chăn gối, liên tục nhắc con dâu phải sinh con, tự tiện xông vào phòng riêng của vợ chồng trẻ, lục tìm thuốc tránh thai con dâu cất dấu, nghi ngờ con dâu ăn trộm tiền, đọc trộm nhật ký của con dâu…

Đồng thời, cũng có cảnh mẹ chồng xưa cũng là con dâu và cũng từng cãi mẹ chồng vì từng bị mẹ chồng bắt ăn đồ bẩn, đồ thiu…

phim chung voi me chong ket thuc khac voi tieu thuyet cung ten cua trung quoc

Mẹ chồng trông tiểu thuyết cùng từng cãi mẹ chồng như trong phim

Bà Phương Xảo Trân (tức bà Phương trong phim) với tính cách hay suy diễn, cộng thêm ác cảm sẵn có với con dâu đã buộc tội Hy Lôi (Vân) có dấu hiệu không chung thủy khi chẳng may cô để quên điện thoại ở nhà. Sự việc này khiến Hứa Bân (Thanh) nổi trận lôi đình, thô bạo chất vấn Hy Lôi (Vân). Trong cuộc cãi vã, anh chồng trẻ đã không kìm được nóng giận và đánh vợ.

Cứ như thế, mâu thuẫn mẹ chồng và con dâu lên đến đỉnh điểm buộc Hy Lôi (Vân ) phải chuyển ra ngoài sống tại ngôi nhà trước đó từng sống cùng cô bạn thân Mai Lạc (tức Trang trong phim) từng thuê, cuối tuần cả hai mới về nhà chồng thăm bố mẹ...

phim chung voi me chong ket thuc khac voi tieu thuyet cung ten cua trung quoc

Cảnh vợ chồng trẻ dọn đồ ra khỏi nhà được hé lộ trong trailer phim Sống chung với mẹ chồng

Những chi tiết như trong tiểu thuyết này cũng được hé lộ trong trong một số trailer phim, có nhiều phân cảnh hé lộ khiến độc giả tin rằng bộ phim sẽ có diễn biến và kết thúc bám sát tiểu thuyết gốc. Tuy vậy chỉ được vài ngày, mẹ chồng luôn lấy lý do này lý do kia gọi Hứa Bân (tức Thanh) về nhà ăn cơm với mẹ, điều này càng khiến mối quan hệ của Hy Lôi và nhà chồng thêm căng thẳng, áp lực..

* Mẹ chồng tự chọn dâu hiền, ly hôn ập đến…

Trong trailer phim Sống chung với mẹ chồng hé lộ, khán giả không thể quên được cảnh Vân về nhà quỳ xuống trước mặt mẹ, nức nở cầu xin được giải thoát khỏi hôn nhân địa ngục, được sống cho bản thân.

Theo đó, bà Phương chính là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của vợ chồng Vân sau này. Dù đôi vợ chồng trẻ đã dọn ra ngoài ở, nhưng mẹ chồng luôn lấy lý dò này, lý do kia gọi con trai về nhà, những khi mưa gió thì ở luôn ở đó, đồng thời luôn khuyên vợ hãy quay về nhà chồng.

Và, dù không phải chịu cảnh sống chung với mẹ chồng, nhưng Hy Lôi (Vân) thấy còn áp lực hơn cả khi sống chung với bao cay đắng, buồn tủi... Trong một đêm chồng cô không về, nhà đã bị trộm viếng thăm, nhưng rồi bà nội chồng mất, cô lại bỏ qua cho Hứa Bân (Thanh), nhưng cửa vào nhà chồng không còn mở... vì mẹ chồng đã tìm mọi cách khiến cả hai càng trở nên căng thẳng...

Trong tiểu thuyết Sống chung với mẹ chồng, Ly Hôi (Vân) có một khoản tiết kiệm riêng, mẹ chồng biết được cũng đòi giữ để kinh doanh. Đến một lần, em trai cô bị tai nạn thập tử nhất sinh, nhà không đủ tiền phẫu thuật, cô nhờ chồng về nhà bảo mẹ chồng đưa tiền như bà nhùng nhằng nửa ngày không đưa. Khi Ly Hôi (Vân)sốt ruột về nhà chồng đòi, mẹ chồng mới ném trả xuống đất, khiến cô phẫn nộ cãi hỗn, chồng cô liên ra tay đánh vợ, bắt quỳ xuống xin lỗi mẹ. Bị dồn vào đường cùng, Ly Hôi (Vân) chạy vào bếp lấy dao uy hiếp hai mẹ con rồi bỏ đi, lấy tiền cứu em...

phim chung voi me chong ket thuc khac voi tieu thuyet cung ten cua trung quoc

Mẹ chồng đích thân tìm dâu hiền cho con trai

Nhân cơ hội, bà Phương Xảo Trân (bà Phương) tìm mọi cách để Hứa Bân (Thanh) quen một cô gái mà bà "chấm" sẵn và nhanh chóng có em bé trước cả khi Hy Lôi (Vân) và Hứa Bân (Thanh) ký vào đơn ly hôn. Cứ tưởng gia đình sẽ êm xuôi vì con dâu đích thân bà Phương Xảo Trân (bà Phương) chọn là dâu hiền, ai ngờ cô dâu mới vô cùng đanh đá, lắm chiêu. Mẹ chồng từ người đi bắt nạt trở thành người phải "chịu trận". Còn Hứa Bân (Thanh) luôn kẹt giữa hai người đàn bà, cuộc đời anh từ đó không một ngày ngủ ngon…

* Con dâu tìm được hạnh phúc mới và không “sống chung với mẹ chồng”...

Phần cuối tiểu thuyết Sống chung với mẹ chồng, Hy Lôi (Vân) đã gặp Liêu Phàm, một người đàn ông đã qua một đời vợ. 8 năm trước đó, anh yêu một cô bạn học ở Mỹ sau đó cả hai về nước kết hôn với nhau. Nhưng sau khi kết hôn, sự nghiệp của anh nhanh chóng phát triển, còn cô vợ thì ở nhà với mẹ chồng và không chịu được soi mói của mẹ chồng, cô đi ra ngoài chơi bời và bị mẹ chồng tố với con trai bà rằng cô “ngoại tình”. Hai người nhanh chóng ly hôn, nhưng Liêu Phàm không tìm được hạnh phúc mới dù có nhiều bóng hồng xung quanh...

Rồi Liêu Phàm gặp Hy Lôi (Vân) trong những chuyện tình cờ: Vô tình va xe vào cô, nhìn thấy cô đau lòng uống rượu trong quán bar và chăm sóc cô suốt một đêm trong khách sạn, tặng giầy cho cô trong một chuyến du lịch. Với Liêu Phàm, Hy Lôi (Vân) là người mà Phật nói: “kiếp trước quay đầu 500 lần thì kiếp này mới đổi được một lần đi lướt qua nhau”, là sự chỉ dẫn của số phận… Kết thúc chuyện là cặp đôi này tổ chức một đám với cưới hạnh phúc và mẹ chồng mới của Hy Lôi (Vân) đã quyết định không sống chung với con dâu, vì bà hiểu rõ bà chính là nguyên nhân dẫn đến tan vỡ trong hôn nhân đầu của con trai, bà hối hận đã quyết định ra nước ngoài sống cùng con gái...

phim chung voi me chong ket thuc khac voi tieu thuyet cung ten cua trung quoc

Trong tiêu thuyết Ly Hôi (Vân) tìm được hành phúc mới

Trong một diễn biến khác, cô bạn thân Mai Lạc (tức Trang trong phim) lại trải qua bi kịch vì lấy chồng nhanh chóng có thai và lại sinh con gái. Mẹ chồng cô đã bán cháu gái của mình với mong muốn con dâu sẽ sinh con trai co bà. Nhưng rồi bà bị bắt vào tù, còn Mai Lạc (Trang) lúc điên lúc tỉnh vào trại tâm thần, rồi tự sát, còn chồng cô thì chết vì tai nạn giao thông… Sau cảnh sát tìm đươc con gái Mai Lạc nhưng cô bé 3 tuổi này đã không còn bố mẹ. Sau bao biến cố, vợ chồng Hy Lôi (Vân) – Liêu Phàm đã nhận nuôi đứa bé, đồng thời kết thúc chuyện Hy Lôi (Vân) biết trong cơ thể cô đang mang một “mầm sống nhỏ”...

phim chung voi me chong ket thuc khac voi tieu thuyet cung ten cua trung quoc

Còn Mai Lạc (tức Trang trong phim) gặp bất hạnh vì sinh... con gái

Tiểu thuyết Sống chung với mẹ chồng gồm 25 chương từng được phát hành tại Việt Nam vào năm 2012, từng gây sốt vì khi xây dựng mối bất hòa giữa mẹ chồng - nàng dâu một cách gay gắt. Trước đó, khi phát hành tại Trung Quốc, quyển sách đã trở thành một hiện tượng. Những người đã từng đọc cuốn thiểu thuyết này đều đồng tình rằng đây là "tác phẩm mà những cô gái sắp lấy chồng nên đọc và những người đã trở thành mẹ chồng cũng nên đọc".

Theo An Như/TT&VH

Đọc thêm

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Podcast truyện ngắn: Đời biển

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.