Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Không triển khai ồ ạt đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

(Baohatinh.vn) - Tại phiên chất vấn Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh diễn ra từ cuối chiều 16 và tiếp tục vào sáng nay (17/7), các đại biểu HĐND tỉnh xoáy sâu vào những vấn đề mà đông đảo cử tri quan tâm như giao chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT, cấp phép cơ sở giáo dục ngoài công lập...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Không triển khai ồ ạt đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Thường trực HĐND tỉnh chủ trì phiên chất vấn

Khi tham mưu phương án giao chỉ tiêu tuyển sinh, ngành đã có sự băn khoăn

Hỏi “xoáy” với 3 nội dung khá thẳng thắn đối với tư lệnh ngành Giáo dục, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt (Tổ đại biểu TP Hà Tĩnh) nêu thực trạng điểm xét tuyển đầu vào ở nhiều trường học thấp và đặt câu hỏi: điểm tuyển sinh lớp 10 THPT năm nay có đột biến so với năm 2018, qua đó đánh giá thêm về chất lượng đại trà đầu vào THPT năm nay?

Đại biểu Nguyệt cũng yêu cầu tư lệnh ngành Giáo dục lý giải thêm: Điểm tuyển sinh năm nay có liên quan đến việc giao chỉ tiêu năm học 2019-2020 không và cách thức tuyển sinh như năm nay có gì bất cập?

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Không triển khai ồ ạt đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt tranh luận với Giám đốc Sở GĐ & ĐT tại phiên chất vấn

Trả lời băn khoăn của đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt về việc điểm xét tuyển đầu vào ở nhiều trường học thấp có thể hiện chất lượng đại trà đầu vào THPT năm 2019-2020, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) Hà Tĩnh cho biết, kết quả cho thấy phổ điểm năm nay cao hơn năm ngoái. Cụ thể: Toán 5,93 ( so với 5,68 năm 2018), Văn 6,16 (5,67) Anh 4,58 (4,54).

Chứng minh rằng điểm tuyển sinh lớp 10 THPT không đột biến và không phản ánh chất lượng đầu vào THPT thấp như lo ngại của đại biểu Nguyệt, ông Dũng nêu ví dụ: Do đã giao chỉ tiêu nên trường học dày truyền thống như Trường THTP Lý Tự Trọng (Thạch Hà) phải lấy đến điểm chuẩn đầu vào 11. Tuy nhiên, chỉ 1 học sinh có số điểm này và trong tổng số 520 học sinh tuyển sinh năm học 2019 - 2020 của Trường THPT Lý Tự Trọng cũng chỉ có 17 em dưới 20 điểm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Không triển khai ồ ạt đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Hay với Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên), số dư giữa số lượng học sinh đăng ký và chỉ tiêu tuyển sinh của trường chỉ có 1 em nên vẫn phải tổ chức thi. Cũng vì thực hiện chỉ tiêu giao nên phải lấy đến điểm sàn 9,50, nhưng không có nghĩa đây là trường có chất lượng giáo dục yếu. Bằng chứng là kết quả thi THPT Quốc gia năm nay, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn là một trong những trường đạt cao nhất.

Giải đáp băn khoăn của nhiều đại biểu, cử tri về việc giao chỉ tiêu tuyển sinh năm nay, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, việc này dựa trên nguyên tắc phải bảo đảm toàn tỉnh tuyển sinh không quá 75% số học sinh lớp 9 vào lớp 10 công lập (theo chỉ tiêu về phân luồng học sinh trong Nghị quyết 96 của HĐND tỉnh) đồng thời có tính đến yếu tố vùng đặc thù, giao thoa giữa các địa bàn liền kề nhau. Trước khi giao chỉ tiêu, Sở đã tính toán cụ thể trên cơ sở khảo sát số lượng học sinh lớp 9 trên từng địa bàn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Không triển khai ồ ạt đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Giám đốc Sở GD& ĐT Trần Trung Dũng trả lời chất vấn

Năm nay khác các năm trước là kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 và chỉ tiêu giao cho các trường THPT đã được công bố công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi học sinh đăng ký dự thi. Vì vậy, nhiều học sinh lượng sức mình, không dám đăng ký vào những trường thường có tỷ lệ chọi cao.

Tiếp tục nêu băn khoăn của cử tri Thạch Hà trong việc giao chỉ tiêu đối với tường Lý Tự Trọng tăng dẫn đến điểm sàn đầu vào thấp, đại biểu Nguyệt chất vấn Giám đốc Sở GD&ĐT trước khi giao chỉ tiêu, Sở đã rà soát biến động học sinh và quy mô trường lớp. Trả lời câu hỏi này, ông Dũng cho biết, Sở đã tính toán giao chỉ tiêu trên cơ sở khảo sát số lượng học sinh lớp 9 trên toàn huyện. Riêng trường THPT Lý Tự Trọng năm nay có thể do công bố chỉ tiêu sớm, trong khi điểm đầu vào của trường năm ngoái cao (24 điểm) nên nhiều học sinh lượng sức mình không đăng ký thi tuyển vào trường.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Không triển khai ồ ạt đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Ông Dũng cũng cho biết, cách thức giao chỉ tiêu 2 năm nay khác với trước và khi tham mưu chuyển sang phương án này, ngành cũng đã băn khoăn rằng sẽ có sự bất cập. Và trên thực tế kết quả đã phản ánh bất cập này, nhất là đối với các trường do học sinh đăng ký thi không đủ nên không tổ chức thi mà thực hiện xét tuyển.

Về giải pháp tuyển sinh đầu vào lớp 10 THPT thời gian tới, người đứng đầu ngành Giáo dục tỉnh cho biết, ngành sẽ nghiên cứu tham mưu phương án phù hợp với quy định của Bộ nhưng với tinh thần vào lớp 10 là cần tổ chức thi để tuyển sinh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Không triển khai ồ ạt đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Đại biểu Trần Nhật Tân đề nghị đánh giá mô hình đào tạo song song chương trình THTP và đào tạo nghề để nhân rộng ở các trường học trên địa bàn huyện Thạch Hà

Mở rộng câu chuyện tuyển sinh đầu THPT vào gắn với phân luồng học sinh THCS, ông Trần Nhật Tân (Tổ đại biểu Thạch Hà) đặt vấn đề, trong 3 trường học THPT trên địa bàn, trường Lê Quý Đôn đã triển khai phối hợp đào tạo nghề cho học sinh có nhu cầu song song với chương trình THPT. Đại biểu Tân đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Việc bố trí 2 chương trình học song song như vậy có thể thực hiện được không?

Trả lời ý kiến đại biểu Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, mô hình đã được áp dụng từ năm 2016 ở một số trường THPT trên toàn tỉnh. Các trường đã phối hợp với trường nghề triển khai đào tạo song song với học THPT, trong đó đã tính toán đảm bảo thời gian và mang lại hiệu quả tốt.

Có "khoảng trống" trong quy hoạch, cấp phép cơ sở giáo dục ngoài công lập

Quan tâm đến vấn đề quy hoạch mạng lưới giáo dục ngoài công lập, ông Đoàn Đình Anh (Tổ đại biểu Cẩm Xuyên) đặt câu hỏi: Hiện nay tỉnh chưa có quy hoạch về mạng lưới giáo dục ngoài công lập, việc cấp phép hoạt động cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập có gì bất cập?

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Không triển khai ồ ạt đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Đại biểu Đoàn Đình Anh đề nghị cần quan tâm đến việc cấp phép giáo dục ngoài công lập

Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Trung Dũng cho biết, đến năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 21 trường ngoài công lập phân bố ở nhiều địa phương, thế nhưng Hà Tĩnh chưa có quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tư lệnh ngành nhận trách nhiệm chưa tham mưu kịp thời trong công tác quản lý về lĩnh vực này đồng thời cũng cho rằng, ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan cũng có những thiếu sót.

Tuy nhiên, trả lời với đại biểu Đoàn Đình Anh, ông Trần Trung Dũng cũng khẳng định hiện nay, việc cấp phép cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập không có sự bất cập.

Tranh luận trở lại với ông Dũng về việc này, đại biểu Đoàn Đình Anh tiếp tục chỉ rõ những bất cập thể hiện trong việc cấp phép cho quá nhiều trường ngoài công lập trên một địa bàn khiến cho hạ tầng cơ sở tại khu vực đó không thể đáp ứng được. Ví dụ như ở phường Thạch Linh, trong vòng bán kính chỉ 500m mà có đến khá nhiều trường học, trong đó có trường được cấp phép đến quy mô 100 lớp, 3.000 học sinh. Đại biểu Anh cho rằng, với việc cấp phép như thế này sẽ tạo ra những hệ lụy khó giải quyết, đề nghị cần nghiên cứu kỹ vấn đề này và có phương án xử lý.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Anh về những vấn đề cần quan tâm trong quản lý mạng lưới giáo dục ngoài công lập, tư lệnh ngành Giáo dục cũng cho rằng, các địa phương cũng được quy định trách nhiệm rất rõ nhưng trên thực tế việc này thực sự chưa được quan tâm. Đối với việc quy hoạch, quản lý mạng lưới giáo dục; bố trí kinh phí, quản lý hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng, thời gian qua, các địa phương hầu hết còn bỏ ngỏ.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Không triển khai ồ ạt đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Giám đốc Sở Tài chính Hà Văn Trọng tham gia ý kiến làm rõ thêm việc các địa phương đã bố trí kinh phí cho các trung tâm học tập cộng đồng

Phải thẩm định, khảo sát thật kỹ khi cấp phép cơ sở giáo dục ngoài công lập

Tham gia làm rõ các vấn đề đại biểu nêu tại phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh cho biết: Quy hoạch, phát triển mạng lưới ngoài công lập là chủ trương của Đảng, nhà nước. Chính phủ có văn bản khuyến khích việc phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập đến năm 2020 là 13,5%/tổng số các cơ sở giáo dục, 16% học sinh học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Không triển khai ồ ạt đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Thực hiện chủ trương này, thời gian qua Hà Tĩnh đã đẩy mạnh khuyến khích, kêu gọi đầu tư các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Đến nay, trên toàn tỉnh đã có 21 cơ sở giáo dục ngoài công lập, trong đó tập trung chủ yếu ở TP Hà Tĩnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Dù hiện nay tỉnh chưa có quy hoạch riêng cho mạng lưới cơ sở giáo dục ngoài công lập, tuy nhiên để xây dựng được một cơ sở giáo dục ngoài công lập thì phải phù hợp với quy hoạch chung và đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ có nghiên cứu, tính toán kỹ trong việc thu hút, cấp phép triển khai các cơ sở giáo dục ngoài công lập để phù hợp về mật độ, hạ tầng, không triển khai ồ ạt, tránh để lại hậu quả về sau.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh giao Sở KH&ĐT, Sở GD&ĐT trong quá trình thu hút các dự án giáo dục ngoài công lập phải thẩm định, khảo sát thật kỹ, trên tinh thần khuyến khích, kêu gọi đầu tư nhưng không làm bằng mọi giá.

Đối với việc phân bổ trường lớp, chỉ tiêu tuyển sinh, phân luồng học sinh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho rằng đây là yêu cầu tất yếu. Trên cơ sở tham mưu của Sở GD& ĐT, UBND tỉnh giao phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT tổng thể là không quá 75% trên tổng số học sinh tốt nghiệp THCS. Các địa phương cần căn cứ với tình hình thực tiễn để triển khai phù hợp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Không triển khai ồ ạt đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết thêm, để tháo gỡ khó khăn trong huy động nguồn lực cho GD&ĐT, UBND tỉnh vừa nghiên cứu ban hành Quyết định số 37/2019/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 về quy trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với tinh thần là huy động tự nguyện toàn dân đóng góp cho giáo dục. Ngoài ra còn ban hành hướng dẫn chi tiết việc vận động, tiếp nhận tài trợ theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, các cơ sở giáo dục sẽ có điều kiện để huy động nguồn lực xây dựng, nâng cấp trường lớp, đảm bảo cho việc dạy và học.

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.