Phòng bệnh cho người cao tuổi lúc giao mùa như thế nào?

Lúc giao mùa thời tiết thay đổi (nắng nóng, mưa), theo đó bệnh tật luôn rình rập, bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi (nct) vì sức đề kháng đã suy giảm. vì vậy, nct cần chú ý đề phòng.

Một số bệnh thường gặp lúc giao mùa

Khi thời tiết giao mùa, NCT dễ bị nhiễm bệnh hoặc bệnh tái phát do hệ miễn dịch đã suy giảm. Một số bệnh cấp tính có thể xuất hiện như viêm đường hô hấp trên (họng, mũi, thanh quản, xoang), đặc biệt là các bệnh đường hô hấp dưới (viêm khí, phế quản, viêm phổi, hen suyễn). Các bệnh này này nếu không phát hiện hoặc điều trị ngay có thể dẫn đến mạn tính hoặc nguy hiểm cho tính mạng, nhất là bệnh viêm phổi, hen suyễn.

Một số bệnh mạn tính (viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bệnh tâm phế mạn) khi chuyển mùa, bệnh có thể tái phát bởi sức đề kháng kém hoặc do dùng thuốc không thường xuyên hoặc cả hai.

Bệnh xương khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh gút…) cũng là loại bệnh gây bất ổn cho NCT khi thời tiết chuyển mùa. Thời tiết lúc chuyển mùa cũng có thể làm cho NCT mắc các bệnh các bệnh về đường tiết niệu hoặc bệnh đường tiết niệu mạn tính tái phát.

Chuyển mùa, nhất là nắng mưa thất thường, đột ngột cũng có thể làm cho bệnh huyết áp tăng đột ngột, lý do này rất dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Phòng bệnh cho người cao tuổi lúc giao mùa như thế nào?

Nước trái cây rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi

Chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển mạnh, do đó thực phẩm, rau xanh, nước sinh hoạt rất dễ bị ô nhiễm, nếu không cẩn thận có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa nhất là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do sức đề kháng của NCT đã suy giảm.

Do nắng nóng, đôi khi mưa làm cho loài muỗi dễ phát triển mạnh, nếu ở vùng đang có các bệnh lây truyền bởi muỗi (sốt xuất huyết, sốt rét…), chủ quan không nằm màn trong khi sức đề kháng của cơ thể yếu, NCT có thể mắc bệnh sốt xuất huyết hoặc sốt rét.

Phòng bệnh như thế nào?

Vì NCT sức đề kháng ngày một kém dần cho nên bệnh tật theo đó mà xuất hiện hoặc tăng nặng thêm, vì vậy, cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể là hết sức cần thiết băng đảm bảo ăn uống hợp lý, đủ chất. Mặc dù nắng nóng gây mệt mỏi nhưng không nên bỏ bữa và cần uống nhiều nước, ngày uống khoảng từ 1,5 - 2,0 lít (uống ít một, không uống liền một lúc) và nên uống thêm nước trái cây (cam, chanh), nước ép các loại quả (dưa hấu, xoài, bơ …). Cần ăn thêm rau trong các bữa ăn chính (su hào, rau muống, cải, giá đậu) bởi vì, các nguồn sinh tố, chất xơ có trong rau, quả là rất có ích cho sức khỏe NCT. Tuyệt đối không ăn rau sống, không ăn thịt chưa nấu chín hoặc thực phẩm đã ôi thiu và không uống nước chưa đun sôi.

Khi ngủ cần nằm màn (ban ngày và ban đêm), tích cực diệt muỗi và bọ gây (lăng quăng) và nên vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện bằng mọi biên pháp từ dân gian (xua, vợt…) đến dùng hoá chất (phun muỗi, hương muỗi, tẩm màn bằng hóa chất).

Theo SKĐS

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?