Vừa khoanh vùng dập dịch, vừa chủ động phòng dịch ở các địa bàn lân cận, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi lây lan.
UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nếu để xảy ra dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi phát sinh diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có thể bùng phát trên diện rộng, ngành chuyên môn và các địa phương Hà Tĩnh chủ động các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
Sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại huyện Cẩm Xuyên, ngành chuyên môn, chính quyền địa phương Hà Tĩnh đang gấp rút triển khai các biện pháp dập dịch để đảm bảo tốt hoạt động chăn nuôi.
Đến nay 25 xã, phường, thị trấn của 10 huyện, thị, thành Hà Tĩnh đang có dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), do đó cơ quan chức năng và người chăn nuôi đang gấp rút phòng trừ, ngăn không cho dịch lây lan.
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đợt 1 năm 2019 trên địa bàn đến thời điểm 31/10/2019 là 94.754 triệu đồng.
Đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã xẩy ra tại 11 huyện, thành phố, thị xã của Hà Tĩnh. Tổng số lợn mắc bệnh, chết, buộc phải tiêu hủy là 8.253 con, trọng lượng 442 tấn.
Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan vẫn khá cao nhưng hiện nay, nhiều chốt kiểm soát dịch bệnh tại một số địa phương ở Hà Tĩnh không có người trực gác...
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn khi đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Can Lộc vào chiều 11/6.
Ngay trong "cơn bão" dịch tả lợn châu Phi, khi cả hệ thống chính trị và người dân Hà Tĩnh đang nỗ lực dập dịch thì trên tuyến kênh Kẻ Gỗ N9 phát hiện hàng chục con lợn chết, trôi từ phía vùng tâm dịch Cẩm Xuyên về Thạch Hà. Dư luận bàng hoàng khi kết quả xét nghiệm mẫu lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Chi cục Thú y vùng 3 vừa có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm mẫu lợn được lấy trên kênh N9, qua xã Thạch Lạc (Thạch Hà) do Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) gửi. Kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi ASF.
Để người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn, giúp bà con và ngành chăn nuôi Hà Tĩnh tránh tổn thất nặng nề sau dịch tả lợn châu Phi, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời chú trọng tuyên truyền để thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc.
Các giải pháp chống dịch tả lợn châu Phi đang được cơ quan chức năng và người chăn nuôi Hà Tĩnh thực hiện quyết liệt hơn bao giờ hết. Song song với công tác dập dịch là siết chặt quản lý giết mổ, nhằm mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt lợn an toàn, cùng chung tay giúp ngành chăn nuôi lợn vượt qua “sóng gió”…
Kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại địa bàn Cẩm Xuyên chiều 19/5, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh, với mức độ nguy hiểm và tốc độ lây lan của loại dịch bệnh nguy hiểm này thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc với tinh thần cấp bách; tập trung khoanh vùng dập dịch ngay khi phạm vi còn nhỏ...
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn vừa thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh ký ban hành Công điện chỉ đạo UBND tỉnh, các ban, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi và sản xuất vụ hè thu.
Sau hơn 3 tháng triển khai quyết liệt các giải pháp phòng ngừa, Hà Tĩnh hiện chưa phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Tuy nhiên, các ngành chuyên môn cùng chính quyền địa phương và người chăn nuôi không được chủ quan, thờ ơ trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh.
Cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, Hà Tĩnh đã chi gần 1,8 tỷ đồng từ nguồn kinh phí dự phòng để Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh triển khai các biện pháp cấp bách.
Trong cuộc họp báo tổ chức chiều 18/8, ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết cơ quan chức năng sẽ không khởi tố vụ trọng án xảy ra vào sáng cùng ngày tại Văn phòng Tỉnh ủy, khiến hai lãnh đạo tỉnh là Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn, bị bắn chết; bởi nghi phạm chính Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng đã tử vong.