Với tổng mức đầu tư hơn 2,8 tỷ USD quần thể nghỉ dưỡng - giải trí này đã thu hút được sự quan tâm từ các đầu báo, chuyên trang du lịch quốc tế. Sự kiện khai trương ngày 21/4 tới đây được kỳ vọng là động lực thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ hậu Covid-19.
Điểm đến quốc tế mới
Chuyên trang du lịch Moodie Davitt Review dẫn thông tin, Vingroup vừa công bố sẽ đưa vào vận hành quần thể nghỉ dưỡng - giải trí theo mô hình “thành phố không ngủ”. Cụ thể, Phú Quốc United Center có quy mô 1.000 ha nằm tại phía bắc đảo ngọc , bao gồm hệ thống các thương hiệu khách sạn từ mini hotel đến các thương hiệu 5 sao như Vinpearl, VinOasis, VinHoliday, Radison Blue…, với tổng cộng hơn 10.000 phòng.
Phú Quốc United Center mang đến mô hình “một điểm đến mọi nhu cầu”
Phú Quốc United Center còn bao gồm công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam VinWonders Phú Quốc, công viên bảo tồn động vật bán hoang dã thuộc hàng lớn nhất châu Á Vinpearl Safari, sân golf 18 hố Vinpearl Golf, Corona Casino 5 sao, thành phố mua sắm giải trí không ngủ Grand World, Bệnh viện Vinmec.
“Thành phố không ngủ” Phú Quốc United Center sở hữu hàng nghìn hạng mục vui chơi giải trí và hệ sinh thái nghỉ dưỡng, mua sắm hoạt động 24/7
Chuyên trang AGBrief của Macao cho biết du khách có thể tham gia trải nghiệm show diễn thực cảnh, lễ hội địa phương carnaval quốc tế hay ghé tới casino 5 sao mở cửa 24/7 với 1.000 máy và 100 bàn chơi chuyên nghiệp, tích hợp nhà hát 600 chỗ.
“Trung tâm giải trí nghỉ dưỡng Phú Quốc United Center khi đi vào hoạt động được kỳ vọng vượt qua tầm vóc của một quần thể giải trí đơn thuần, trở thành một sản phẩm nghỉ dưỡng - kinh doanh - đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam. Mô hình ‘thành phố không ngủ’ tại Phú Quốc United Center sẽ góp phần phát triển định hướng kinh tế đêm của Việt Nam, đồng thời đánh dấu bước tiến, đưa Việt Nam trở thành điểm đến quốc tế mới trên bản đồ du lịch thế giới”, tờ IAG của Hong Kong (Trung Quốc) nhận định.
Động lực thúc đẩy hậu Covid-19
Đại dịch Covid-19 được ví như “cơn ác mộng” của ngành du lịch toàn cầu, khiến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, đóng cửa do sự hao hụt của dòng tiền, bị ràng buộc và hạn chế trong hoạt động kinh doanh.
“Tại New York, Mỹ - nơi đón hàng chục triệu du khách mỗi năm, nhiều khách sạn nổi danh, có nhiều năm lịch sử đã phải tuyên bố đóng cửa hàng loạt. Các thành phố khác như Chicago, Washington D.C, Las Vegas… cũng đang gặp tình trạng tương tự”, nhà báo Andrea của chuyên trang du lịch The Points Guy (Mỹ) chia sẻ.
Theo báo cáo mới đây của công ty phân tích thị trường du lịch Hotel Tech Report và Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, ngành du lịch đã mất 1,5% tổng GDP toàn cầu; doanh thu cho du lịch và lữ hành ước tính giảm 34,7% xuống còn ước tính 447,4 tỷ USD.
Toàn cảnh đường phố New York trong thời gian giãn cách xã hội
Tờ The Straits Times (Singapore) cho biết, tình trạng cũng không mấy khả quan hơn tại châu Âu khi một phần của chuỗi khách sạn Ace và InterContinental tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn. Tại khu du lịch Jodoh thuộc quần đảo Riau, Indonesia, 13 khách sạn phải buộc đóng cửa vì đại dịch Covid-19 gây thiệt hại quá lớn.
Việt Nam vẫn đẩy mạnh phát triển du lịch trong nước và có thể mở ra chương trình “hộ chiếu vaccine” cho khách du lịch quốc tế
Trên mạng xã hội Quora, thành viên Mandison Jr bình luận về sự kiện này: “Lợi thế địa lý cộng thêm tư duy và cách làm mới sẽ tạo ra động lực phát triển lớn, từ đó nâng cao vị thế của Phú Quốc nói riêng và Việt Nam nói chung trên bản đồ du lịch thế giới. Tôi từng tới Việt Nam du lịch vào năm 2013, và nếu Việt Nam áp dụng chương trình hộ chiếu vaccine cho khách du lịch, tôi nhất định sẽ tới Phú Quốc”.