Quy định mới nhất về dỡ bỏ cách ly cho F0 điều trị tại nhà của Bộ Y tế

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, các F0 điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly khi đã cách ly, điều trị đủ 7 ngày, thay vì 10 ngày như trước và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2.

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 250/QĐ-BYT về việc “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19” , thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó tại Quyết định 4689 ngày 6/10/2021 và Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 12/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT.

Tại Hướng dẫn mới nhất này, Bộ Y tế đã bổ sung tiêu chuẩn dỡ bỏ cách ly với người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà. Cụ thể:

Người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà

Quy định mới nhất về dỡ bỏ cách ly cho F0 điều trị tại nhà của Bộ Y tế

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, các F0 điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly khi đã cách ly, điều trị đủ 7 ngày, thay vì 10 ngày như trước và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2.

- Cách ly, điều trị đủ 07 ngày và có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

- Trong trường hợp sau 07 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine.

Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

Cũng theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế có 5 mức phân loại bệnh đối với người mắc COVID-19, trong đó Bộ Y tế đã đưa nhóm F0 không triệu chứng vào mức đầu tiên.

Theo đó, F0 được xếp vào nhóm này nếu không có triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.

Hướng dẫn này cũng quy định cụ thể hơn các trường hợp cho người mắc COVID-19 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị như sau:

Đối với người bệnh COVID-19

- Thời gian cách ly, điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị ít nhất 05 ngày, giảm các triệu chứng lâm sàng, hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt)... trước ngày ra viện từ 03 ngày trở lên và có kết quả test PCR âm tính hoặc nồng độ virus thấp hoặc test nhanh âm tính thì được ra viện.

Ngược lại sẽ phải tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).

- Sau khi ra viện, tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 07 ngày, đo thân nhiệt 02 lần/ngày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì báo ngay cho y tế và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K.

Đối với người bệnh COVID-19 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo

- Cách ly, điều trị tại cơ sở cách ly, điều trị ít nhất 05 ngày, sau khi đỡ, giảm nhiều triệu chứng lâm sàng của COVID-19 và hết sốt từ 03 ngày trở lên và test PCR âm tính hoặc test nhanh âm tính thì được ra viện hoặc chuyển sang cơ sở/khoa khác điều trị bệnh kèm theo hoặc bệnh nền (nếu cần) để tiếp tục điều trị và theo dõi.

- Nếu xét nghiệm PCR dương tính hoặc test nhanh còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày.

Đối với người bệnh COVID-19 điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực khỏi COVID-19, trong tình trạng nặng, nguy kịch do bệnh lý khác

- Đã cách ly, điều trị COVID-19 tối thiểu 14 ngày và kết quả xét nghiệm bằng PCR âm tính hoặc nồng độ virus thấp được xác định đủ tiêu chuẩn khỏi COVID-19.

- Được chuyển sang cơ sở hồi sức tích cực khác hoặc khoa điều trị phù hợp để tiếp tục chăm sóc, điều trị...

Theo quy định cũ tại Quyết định 4689/QĐ-BYT chỉ nêu điều kiện xuất viện với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị và các trường hợp có triệu chứng lâm sàng.

Tính đến ngày 29/1, Việt Nam đã ghi nhận 2.233.287 ca mắc COVID-19, trong đó 1.962.597 trường hợp đã khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị số F0 nặng là 3.869 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 2.650 ca, thở ô xy dòng cao HFNC: 551 ca, thở máy không xâm lấn: 144 ca, thở máy xâm lấn: 505 ca, ECMO: 19 ca

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.547 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?