Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Rác phát sinh sau tết, nhất là từ các loại hoa, cây cảnh cùng số tồn đọng trước đó khiến lượng rác thải sinh hoạt ở Hà Tĩnh tăng cao. Các công nhân vệ sinh môi trường đang nỗ lực để thu gom, xử lý, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
Lượng rác thải tăng đột biến trong dịp tết khiến việc thu gom, vận chuyển và xử lý gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, với quyết tâm không để rác ứ đọng, các đơn vị vệ sinh môi trường ở Hà Tĩnh huy động tối đa nhân lực, phương tiện để đảm bảo cảnh quan môi trường sạch đẹp trong dịp tết.
Tuyến đường quốc phòng ven biển đoạn qua thôn 1, xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) lâu nay trở thành điểm tập kết rác thải, vỏ ngao, vỏ hến, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.
Rác thải tập kết lâu ngày trên tuyến tỉnh lộ 550 đoạn qua xã Ngọc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bốc mùi hôi thối không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.
Dù các HTX môi trường ở Hà Tĩnh thuê thêm người, tăng ca để thu gom, xử lý nhưng vì lượng rác thải sinh hoạt tăng sau dịp tết nên hiện vẫn bị dồn ứ nhiều nơi.
Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn (đóng ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị ngành chức năng xử phạt 420 triệu đồng do có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Rác hữu cơ sau khi phân loại được ủ với chế phẩm sinh học và trở thành phân bón vi sinh, góp phần không nhỏ vào bảo vệ môi trường, giảm áp lực cho việc thu gom, xử lý rác thải ở Hà Tĩnh.
Ngày 11/8/2020, Báo Hà Tĩnh đăng bài “Nhếch nhác trên tuyến đê phía Bắc thành phố Hà Tĩnh”. Tiếp nhận thông tin, cơ quan chức năng TP Hà Tĩnh đã tiến hành kiểm tra và yêu cầu xử lý nghiêm.
Bức xúc trước việc HTX Môi trường xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) đốt rác ngay tại bãi tập kết rác tạm thời, gây ô nhiễm môi trường, người dân đã rào chặn đường không cho xe vận chuyển rác vào.
Để nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt (NTSH) nông thôn ở Hà Tĩnh cần thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tổ chức quản lý, chính sách và giải pháp công nghệ phù hợp.
Đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn tại buổi làm việc với Sở TN&MT Hà Tĩnh về tiêu chí môi trường trong xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, diễn ra chiều nay (2/3).
Hơn 1 năm nay, người dân thôn 6, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) bức xúc trước việc rác thải sinh hoạt không được thu gom, vận chuyển đúng thời gian quy định, ứ đọng nhiều ngày gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống của người dân.
Theo số liệu khảo sát mới đây của Sở TN&MT Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện có 357 điểm tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt, trong số đó có 107 điểm là tự phát, không đúng quy hoạch.
Trong khuôn khổ hội nghị trực tuyến toàn quốc do Bộ Y tế tổ chức vào sáng 16/8, Sở Y tế Hà Tĩnh đã cùng ký cam kết triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chủ trì.