Dưới sự tuyên truyền, hướng dẫn của Công an Hà Tĩnh, các dòng họ trên địa bàn đã hoàn thành ký cam kết, chấp hành quy định về nồng độ cồn dịp rằm tháng 7.
Thời điểm này, tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Tĩnh, không khí mua sắm cho rằm tháng Bảy đã vào cao điểm. Hoa tươi, trái cây, vàng mã là những mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh.
Chúng tôi khôn lớn nên người bằng sự tảo tần và tình yêu thương lớn lao của mẹ. Mỗi mùa Vu Lan về càng thêm thấm sâu công ơn sinh thành, dưỡng dục, nặng đầy thêm ơn nghĩa mẹ cha.
Trong tâm thức người Việt, rằm tháng Bảy là dịp lễ mang nhiều yếu tố tâm linh, tín ngưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về ý nghĩa của dịp lễ này. Phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với Đại đức Thích Chúc Giác - Trưởng ban Hoằng pháp Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh về vấn đề này.
“Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ cha công dưỡng dục. Mùa báo hiếu bùi ngùi thương mẹ đức cù lao”. Khi cơn gió thu se lạnh thổi về, chiếc lá vàng rơi theo từng hạt mưa bay, ấy là một mùa Vu Lan nữa lại về, như nhắn nhủ lòng người nhớ về tổ tiên nguồn cội, tri ân công lao trời biển của mẹ cha.
Bông đẹp, đa dạng về màu sắc, chủng loại, sản phẩm hoa sen của HTX Sen Hào Thành (TP Hà Tĩnh) được người dân ưa chuộng. Dự kiến, HTX sẽ bán ra trên 4.000 bông sen phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Rằm tháng Bảy năm nay.
Vào ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm, theo truyền thống, các dòng họ ở Hà Tĩnh lại trang nghiêm chuẩn bị lễ vật, dâng tế nhớ ơn tổ tiên. Đây cũng là ngày Lễ Vu Lan báo hiếu các bậc sinh thành...
Chuẩn bị cho ngày Rằm tháng Bảy, nhiều người dân Hà Tĩnh đã đặt lễ vật cúng từ sớm để có mâm cỗ tươm tất dâng lên bàn thờ tổ tiên. Thời điểm này, nhiều nhà hàng, đơn vị nhận đặt cỗ cũng đang tất bật “chốt đơn” với khách hàng.
Trong tâm thức của người Việt nói chung, người Hà Tĩnh nói riêng, Vu Lan là một ngày lễ quan trọng, là dịp để con cháu báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân Hà Tĩnh đã chọn cách đón ngày này với những nghi lễ gọn nhẹ mà vẫn thành tâm.
Thường trực BCĐ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo ngay việc tuyên truyền, vận động các gia đình, dòng họ tổ chức tế lễ ngày Rằm tháng Bảy đảm bảo các biện pháp phòng chống, dịch COVID-19; nghiêm cấm tập trung đông người, tổ chức ăn uống sau khi cúng lễ tại gia đình, nhà thờ họ.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không khí mua sắm cho ngày Rằm tháng 7 năm nay tại Hà Tĩnh kém nhộn nhịp hơn những năm trước. Nhiều địa điểm giảm bớt lễ lạt để hạn chế đông người khiến sức tiêu thụ hàng hóa phục vụ ngày rằm cũng giảm mạnh.
Tháng Bảy - mùa Vu lan, mỗi chúng ta như sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn. Trong lắng sâu đó, nhiều người dân Hà Tĩnh đã bày tỏ lòng hiếu kính, biết ơn với đấng sinh thành qua những việc làm đơn giản và ý nghĩa.
Dịp rằm tháng 7, nông dân Hà Tĩnh phấn khởi vì nhiều sản phẩm đang trong mùa thu hoạch như: dưa kim hoàng hậu, thanh long, bưởi Phúc Trạch... đắt hàng, được giá.
Để có cỗ cúng ngày Rằm tháng 7 đủ đầy, tươm tất, nhiều người dân Hà Tĩnh đã đặt đồ cúng từ sớm và mua trước một số lễ vật, tránh cảnh chen chúc mua sắm cận ngày chính lễ.
Dịp rằm tháng 7 này, người dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tất bật thu hoạch dưa kim hoàng hậu phục vụ khách hàng. Theo phản ánh của bà con, năm nay, loại dưa này được giá, bởi người tiêu dùng ưa chuộng.
Rằm tháng 7 là ngày lễ truyền thống của người Việt trong năm. Đây là dịp người dân bày tỏ lòng thành kính, tri ân với tổ tiên và các bậc sinh thành. Về các miền quê Hà Tĩnh dịp rằm tháng 7 mới thấy rõ hơn đời sống khởi sắc của các làng quê và vẻ đẹp truyền thống hiếu – nghĩa của dân tộc đang được giữ gìn và phát huy.
Mùa Vu lan báo hiếu, các mặt hàng thực phẩm chay trên địa bàn Hà Tĩnh lại đắt khách. Nhiều gia đình chọn đồ chay để cúng tổ tiên, cúng các vong linh cô hồn. Đồng thời, nhiều người cũng quan niệm ăn chay là để thanh tịnh, dồn tâm báo hiếu, cầu an cho các bậc sinh thành.
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì, cúng rằm tháng 7 như thế nào, bài văn khấn rằm tháng 7 là những điều mọi người cần biết để lễ cúng được chu đáo.
Với tâm lý “Cả năm một rằm tháng Bảy, cả thảy một rằm tháng Giêng”, những ngày gần đây, người dân Hà Tĩnh đã bắt đầu đi sắm lễ để báo ơn tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hoà, sức khoẻ cho cả gia đình.
Vu lan - lễ báo hiếu không còn là văn hóa của riêng Phật giáo mà đã trở thành nét đẹp văn hóa của đa số người dân Việt Nam. Mỗi tháng 7 âm lịch về, tâm tư con người lại trở nên lắng sâu hơn trong những nghĩa cử báo hiếu với bậc sinh thành...
"Cúng quanh năm không bằng rằm tháng bảy”. Với tâm lý đó, người Việt coi rằm tháng bảy (hay còn gọi là tết Trung nguyên, lễ Vu lan, ngày xá tội vong nhân) là ngày lễ trọng trong năm. Những phiên chợ quê ngày rằm cũng vì thế mà đặc biệt hơn ngày thường.
Mùa Vu lan - rằm tháng 7 ở Hà Tĩnh là dịp để những người con cùng nhau bày tỏ tình cảm, lòng tri ân, báo hiếu đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Một mùa Vu lan nữa lại về. Trong tâm thức của những người con đất Việt, rằm tháng 7 không chỉ là lễ rằm lớn nhất trong năm mà sâu xa, lắng đọng hơn thế là một ngày đại lễ báo hiếu đức sinh thành.
Nếu bạn là người không có nhiều thời gian đứng bếp, gợi ý này chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, vừa đẹp mắt, ngon miệng, lại có mâm cơm cúng khiến cả nhà xuýt xoa, trầm trồ.
Ban Trị sự chùa Giai Lam (xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) phối hợp với chính quyền địa phương vừa tổ chức Đại lễ Vu lan - mùa hiếu hạnh, với sự tham gia của hàng ngàn Phật tử.