Rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi

Rối loạn nhịp tim thường gặp ở người cao tuổi, thậm chí họ không có tiền sử bệnh tim hoặc các bệnh khác. Các rối loạn nhịp tim là hậu quả của tăng huyết áp

Tại sao người cao tuổi dễ bị rối loạn nhịp tim?

Rối loạn chức năng nút xoang và các rối loạn hệ thống dẫn truyền nhĩ thất là nguyên nhân phổ biến của nhịp tim chậm ở người cao tuổi.

Nút xoang chính là nút điều khiển của nhịp tim. Tuy nhiên, với những người cao tuổi, sự lão hóa đã khiến cho hệ thống dẫn truyền và cả các nút xoang bị xơ hóa. Cùng với đó cấu trúc của tim cũng bị biến đổi ít nhiều, nên chức năng của bộ phận này sẽ không còn được nguyên vẹn như ban đầu. Hệ quả là khiến cho nhịp tim người cao tuổi rất dễ bị rối loạn.

Mặt khác, nút xoang và hệ dẫn truyền còn bị tác động xấu bởi sự xơ vữa, chai cứng của hệ thôi tuần hoàn nuôi tim mạch. Đây cũng là yếu tố khiến khiến cho tần số co bóp tim của người cao tuổi không đều, bị nhanh hoặc bị chậm hơn so với lúc trẻ tuổi.

Các mạch máu bị xơ vữa gây ra bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim, thậm chí nhồi máu cơ tim, cũng như các vấn đề về nhịp tim. Rối loạn nhịp tim ở người già là một trong những nguyên nhân quan trọng có thể gây tử vong, suy giảm khả năng vận động.

Nhìn chung, rối loạn ở người cao tuổi luôn khởi phát từ nguyên nhân chủ yếu là sự lão hóa. Nên đối tượng này cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và vận động hàng ngày để tránh được những biến chứng có liên quan tới tim mạch.

Biểu hiện của rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi.
Biểu hiện của rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi.

Rối loạn nhịp tim thường gặp ở người cao tuổi, ngay cả khi người bệnh không có tiền sử tim mạch hoặc các bệnh lý khác liên quan. Biểu hiện rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi là rất đa dạng, có thể là rối loạn nhịp nhanh, nhịp chậm, loạn nhịp, rung nhĩ, hoặc các cơn nhịp nhanh...

Khi bị loạn nhịp tim, người bệnh thường có một số biểu hiện như: Đau thắt ngực, hồi hộp trống ngực, khó thở, choáng váng, ngất, vã mồ hôi... Khi thấy xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và phát hiện bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Điều trị rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi

Tùy thuộc vào từng loại rối loạn nhịp tim mà có những phương pháp điều trị và những loại thuốc khác nhau. Đa phần các bệnh nhân cao tuổi có rối loạn nhịp tim sẽ có chỉ định dùng thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống đông máu, kèm một số loại thuốc khác để điều trị bệnh.

Người cao tuổi là đối tượng nhạy cảm với các tác dụng phụ của thuốc, nên việc sử dụng, hiệu chỉnh liều lượng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi lựa chọn sử dụng các thuốc thảo dược.

Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng các biện pháp can thiệp như đặt máy tạo nhịp, máy khử rung, hoặc triệt đốt các ổ loạn nhịp... để điều trị bệnh. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ và người bệnh sẽ thống nhất phương pháp điều trị an toàn, mang lại hiệu quả tối ưu.

Bên cạnh đó, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ ăn, sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khỏe, phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả, phòng được nhiều bệnh lý khác.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhạt, tăng cường rau xanh, trái cây; hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, chất béo, đường; ăn các loại thịt trắng (cá...), hạn chế thịt đỏ. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lào...

Duy trì rèn luyện thể lực: Dù đã cao tuổi nhưng người bệnh vẫn nên duy trì rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/ngày; không tập quá gắng sức; lựa chọn những bộ môn phù hợp với sức khỏe của mình; không nên tham gia các bộ môn cần quá nhiều thể lực, vì điều đó sẽ phản lại tác dụng của thể thao.

Người cao tuổi cần tạo cho mình một không gian sống thoải mái nhất có thể, tránh lao lực, suy nghĩ căng thẳng, cáu gắt... Cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, tích cực điều trị các bệnh lý đi kèm

Điều quan trọng là cần khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần đối với những người chưa có bệnh và ít nhất 3 tháng/lần đối với những người đã có bệnh.

Rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi dân số Việt Nam đang có sự già hóa. Mặc dù nền y học ngày càng phát triển, cơ hội để người bệnh tiếp cận với các phương pháp chữa bệnh hiện đại ngày càng tăng, nhưng mối nguy hiểm của bệnh tim mạch vẫn chưa dừng lại. Vì vậy, việc tuân thủ điều trị và có lối sống khoa học sẽ giúp dự phòng căn bệnh này hiệu quả.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?