Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!

(Baohatinh.vn) - Nghiên cứu về lịch sử, triết gia - nhà sử học Will Durant đã đúc rút: “Triết lý của sử giúp chúng ta thấy hiện tại dưới ánh sáng của dĩ vãng”(*). Bởi vậy, trong thế đứng hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những bước đi đầu tiên của chính quyền non trẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà người “dẫn dắt” là Hồ Chí Minh.

Ngày 2/9/1945, trong bầu không khí phấn khởi không gì diễn tả nổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: Việt Nam độc lập và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Lời tuyên bố cho thấy quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới ngọn cờ độc lập. Chính ngọn cờ ấy đã dẫn đường cho việc thành lập tổ chức tiền thân của Đảng và Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức lực lượng làm cách mạng trong cao trào 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945. Lịch sử đã nhìn những biến động ấy như một quá trình mà đỉnh cao là Cách mạng tháng Tám 1945.

Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Ảnh tư liệu)

Bởi lý do quan trọng đó nên tiếp cận văn bản Tuyên ngôn độc lập, trước hết phải ghi nhớ những biến động chính trị đầu thế kỷ XX để hiểu về khát vọng độc lập, giá trị của trí tuệ Hồ Chí Minh và định hướng xây dựng nhà nước Việt Nam mới. Từ đó, mỗi người tâm huyết hơn đối với sứ mệnh xây dựng đất nước hôm nay với ý thức rằng, hậu duệ sẽ đánh giá những bước đi của quá khứ.

Cũng với tinh thần “biết ơn”, nhắc tới Tuyên ngôn độc lập, mỗi người phải ghi nhớ sâu sắc dấu ấn cá nhân của người chấp bút khi Người đã sử dụng “bộ lọc vĩ đại” (chữ dùng của GS Mai Quốc Liên) đúc kết các tiến bộ của nhân loại, nổi bật là văn minh phương Tây với tinh thần căn bản là cá nhân bình đẳng, để phục vụ cho lợi ích dân tộc.

Khi viện dẫn bản tuyên ngôn năm 1776 của nước Mỹ và tuyên ngôn của Cách mạng Pháp năm 1791 trong Tuyên ngôn độc lập là Người bày tỏ hiểu biết sâu sắc chân lý về bình đẳng, tự do và muốn truyền nhận thức ấy tới đồng bào. Đằng sau lời khẳng định các quyền căn bản ấy cũng là cam kết về đảm bảo các quyền con người khi chính thể mới vận hành.

Cũng từ tinh thần các quyền căn bản mà nền dân chủ cộng hòa đã được chính thức hóa qua cuộc bầu cử toàn dân ngày 6/1/1946. Với việc “hưởng dụng quyền dân chủ” (Hồ Chí Minh), quốc dân đã bầu 333 đại biểu vào Quốc hội, trong đó, Việt Minh chiếm 120 ghế, 70 ghế thuộc các đảng phái khác và 143 ghế không đảng phái. Từ đó về sau, với tư cách là người đứng đầu đất nước, Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều biện pháp để thực hành dân chủ rộng rãi mà mấu chốt là xây dựng chính phủ đoàn kết dân tộc.

Rộng hơn một bản tuyên ngôn, thông qua lời lẽ tuyên bố và luận tội kẻ thù, Hồ Chí Minh đã khơi dậy trong đồng bào ý chí đấu tranh chống áp bức và xây dựng tinh thần ủng hộ chính quyền non trẻ. Cần nhớ rằng, thời điểm này, ý thức về quốc gia, chính thể vẫn còn mơ hồ trong rất nhiều giai tầng do bấy lâu trong đêm trường nô lệ và chưa thoát khỏi thân phận “con dân” thuộc ý thức hệ phong kiến; hơn nữa, nội tình đất nước còn phức tạp về mặt chính trị, đảng phái. Đánh thức ý thức bản thân, ý thức về lòng tự trọng với quốc gia độc lập là bước đi quan trọng trong phương pháp thuyết phục, vận động quần chúng.

Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!

Bác Hồ và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bên ao sen trong dịp Người về thăm Hà Tĩnh ngày 15/6/1957 (Ảnh tư liệu)

Điều này góp phần lý giải tại sao khi đọc tuyên ngôn, Hồ Chí Minh dừng lại hỏi: “Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?”. Cách thực hành giữa đọc văn bản và hỏi cho thấy tầm nhận thức sâu rộng về dân chủ của Hồ Chí Minh (xưng hô: Tôi và đồng bào; khoảng cách tâm thế giữa người đứng đầu và dân chúng). Đây cũng là cách “dân vận khéo” được vận dụng một cách linh hoạt, cởi mở.

Lại phải nhớ rằng, trước đó, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là những người vận động quần chúng khéo léo nhất. Họ thường tản mát trong đội quân cày cuốc, đốn củi, trong các bản làng và thôn xóm để lan rộng tinh thần ủng hộ…

Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!

Nhà sàn và ao cá Bác Hồ ngày nay là điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước

Một điều quan trọng nữa của bản tuyên ngôn mà chúng ta phải luôn ghi nhớ, ấy là văn bản chính luận mẫu mực. Văn bản cho thấy Hồ Chí Minh là người vừa có tầm tư tưởng rộng lớn, vừa có khả năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy.

Hồ Chí Minh trước khi là một chính trị gia đã là một trí thức chân chính, một tâm hồn khoáng đạt và giàu lòng tự trọng. Học trò của Người, cũng trong “trường” văn hóa ấy, cùng với sự ảnh hưởng từ Người, đã ghi tên vào lịch sử với tư cách là những trí thức hoạt động chính trị: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, thậm chí cả Cù Huy Cận, Tố Hữu…

------------------------------------

* Will & Ariel Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch), Bài học của lịch sử, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006, tr.11.

  • Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!
    Tuyên ngôn độc lập và ý thức xây dựng quốc gia

    Trong hệ thống tác phẩm văn học Việt Nam, hiếm có tác phẩm vừa mang giá trị lịch sử vừa mang giá trị thời đại. Nằm trong số không nhiều ấy, “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định được tầm trí tuệ uyên bác và khả năng ngôn ngữ bậc thầy. Bởi thế, dẫu cách xa thời điểm công bố đã 71 năm, song bản Tuyên ngôn vẫn còn rất nhiều giá trị, góp phần củng cố nhận thức mỗi người về tinh thần dân tộc.

  • Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!
    Vang mãi bản hùng ca tháng Tám

    Thật hữu duyên khi trong những ngày mùa thu tháng Tám lịch sử này, từ Hà Tĩnh, tôi có dịp trở lại Thủ đô Hà Nội. Trong hương sắc mùa thu, trong dịu dàng đất trời, giữa Quảng trường Ba Đình rực nắng, xúc cảm về mùa thu cách mạng hào hùng của dân tộc lại trở về thật sâu đậm.

  • Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!
    Từ Ngã Sáu Ban Mê…

    Chúng tôi trở lại thành phố cao nguyên khi dư âm kỷ niệm chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/3/1975 - 10/3/2019) vẫn còn ngân đọng trên phố phường và tâm tư cư dân bản xứ. 44 năm đã trôi qua, gương mặt phố xá đã mang dáng vẻ hiện đại nhưng ký ức về những năm tháng chống Mỹ vẫn mãi còn trong tâm khảm bao người…

  • Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!
    Bác Hồ viết Di chúc

    Mở đầu năm Kỷ Dậu - 1969, như thường lệ Bác vẫn có thơ Xuân chúc Tết gửi đồng chí, đồng bào: Năm qua thắng lợi vẻ vang/ Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/ Vì độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ Tiến lên, chiến sĩ đồng bào/ Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.

Chủ đề 55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.