Là địa phương có quy mô lớn nhất huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), xã Nam Phúc Thăng đang tiến tới sáp nhập và đổi tên thôn để tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ cơ sở.
Dự thảo Nghị quyết về việc ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc lĩnh vực lưu trữ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa trình tại kỳ họp HĐND tỉnh lần này.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành nội vụ giai đoạn 2016-2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 diễn ra vào sáng nay (30/12), Sở Nội vụ Hà Tĩnh là một trong 6 đơn vị được tặng cờ thi đua.
Đến hết năm 2019, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chỉ còn 223 thôn, tổ dân phố (TDP), giảm 111 thôn, tổ dân phố so với năm 2011. Đây là sự nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền huyện trong sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
Chiều 27/11, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y và Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Huy Hùng chủ trì buổi làm việc với Sở Nội vụ Hà Tĩnh để nghe và đóng góp ý kiến vào các nội dung trình kỳ họp thứ 12 - HĐND tỉnh sắp tới.
Nâng cấp các tuyến giao thông xuống cấp, điều chỉnh chế độ phụ cấp cho cán bộ thôn xóm… là những nội dung được cử tri TP Hà Tĩnh, TX Kỳ Anh, Lộc Hà phản ánh với đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại buổi tiếp xúc sáng 15/11.
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, chiều nay (14/11), các tổ đại biểu HĐND lắng nghe ý kiến bà con các xã Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên) và Quang Lộc (Can Lộc).
Hạ tầng giao thông, sản xuất nông nghiệp hư hỏng, xuống cấp; phụ cấp cho cán bộ thôn xóm còn thấp; bố trí cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã... là những kiến nghị, đề xuất của cử tri Hương Sơn với Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tại hội nghị tiếp xúc sáng nay (8/10).
Năm 2019, song song với việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) sẽ tiến hành sáp nhập các trường mầm non và tiểu học. Quá trình sáp nhập, còn có một số vấn đề về cơ sở vật chất cần giải quyết để nâng cao chất lượng dạy, học.
Thực hiện Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, sáng ngày 28/7, 15 xã, thị trấn thuộc huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) nằm trong diện sáp nhập đồng loạt tổ chức bỏ phiếu lấy ý kiến cử tri. Tỷ lệ cử tri nhất trí với phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã mới đạt trung bình trên 98%.
Hà Tĩnh là địa phương có nhiều đơn vị hành chính cấp xã quy mô quá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong công tác lập quy hoạch dài hạn, kế hoạch định hướng phát triển KT-XH tầm vĩ mô cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng; nguồn lực cho phát triển bị phân tán.
Chiều nay (19/6), Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và tổ đại biểu HĐND tỉnh bầu tại Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Hương Khê và Nghi Xuân đã tiếp xúc với cử tri các địa phương để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV và lấy ý kiến đóng góp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khóa XVII.
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, chiều 17/6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nguyễn Văn Sơn cùng các thành viên Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn.
Hà Tĩnh đang tập trung cao việc thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết 32 NQ-CP ngày 14/5/2019 của Chính phủ và các chủ trương của Trung ương, của tỉnh về sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Xung quanh nội dung này, PV Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh.
Chiều 24/4, Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh có buổi làm việc với bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các địa phương nghe tình hình thực hiện nhiệm vụ 4 tháng đầu năm 2019.
Chiều 24/4, Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh có buổi làm việc với bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các địa phương nghe tình hình thực hiện nhiệm vụ 4 tháng đầu năm 2019.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh nghe và cho ý kiến phương án tổng thể sáp nhập xã theo Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, diễn ra vào chiều 23/4
Tại buổi làm việc với BTV Huyện ủy Cẩm Xuyên về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về sáp nhập xã, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh: Cần xây dựng phương án phù hợp để sử dụng hạ tầng sau sáp nhập và xử lý nợ đọng trước sáp nhập...
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với BTV Huyện ủy Hương Sơn diễn ra sáng 4/4, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh: Địa phương phải nỗ lực lớn và hành động quyết liệt. Tiếp tục rà soát, thảo luận kỹ, đảm bảo tính khả thi trong thực hiện phương án sáp nhập xã, thôn.
Chiều 4/4, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn chủ trì làm việc với BTV Huyện ủy Cẩm Xuyên về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về sáp nhập xã; kết quả xây dựng nông thôn mới.
Sáng nay (4/4), Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn chủ trì buổi làm việc với BTV Huyện ủy Hương Sơn về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về sáp nhập xã và kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Huyện ủy Lộc Hà (Hà Tĩnh) vừa tổ chức hội nghị quán triệt các nghị quyết và quy định của Trung ương, tỉnh và huyện cho hơn 200 cán bộ cốt cán, đảng viên từ cấp huyện đến thôn, xóm; trong đó, có nội dung về đề án sáp nhập 2 xã An Lộc và Bình Lộc trước năm 2021.
Sau thành công của sáp nhập thôn, xã Thạch Đỉnh đã tạo được sự chủ động, đồng thuận để tiến tới việc sáp nhập 2 xã (Thạch Đỉnh - Thạch Bàn) theo lộ trình sắp xếp các đơn vị hành chính của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Hà Tĩnh hiện có 3 đơn vị cấp huyện, 22 đơn vị cấp xã đạt 100% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số trở lên; 10 đơn vị cấp huyện, 240 đơn vị cấp xã chưa đạt theo tiêu chuẩn về diện tích hoặc dân số. Đối chiếu theo Nghị quyết số 37-NQ/TW, Hà Tĩnh có 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 66 đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chuẩn, phải tiến hành sắp xếp trước năm 2021.
Trong khi chờ đợi Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư 09/2017/TT-BNV, Hà Tĩnh đã tích cực chỉ đạo sáp nhập thôn theo chủ trương tại Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa XII. Bởi vậy, ngay từ đầu năm 2019, toàn tỉnh đã giảm thêm 54 thôn, tổ dân phố.
Chỉ 1 năm sau khi được sáp nhập từ 3 thôn khó khăn nhất xã, với sự lãnh đạo của một chi bộ mạnh với 82 đảng viên, thôn Thiện Nộ, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã sôi nổi vào cuộc xây dựng thôn hướng tới đích khu dân cư kiểu mẫu.
Sáng 31/10, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn chủ trì cuộc họp giao ban với bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các địa phương để nghe tình hình kết quả nhiệm vụ 10 tháng và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
“Không tinh gọn đội ngũ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy cơ sở thì rất khó thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) - nơi tập trung tất cả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương” - đó là đúc kết đầy tâm huyết của nhiều xã ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.