Sẽ chính thức xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Bộ GD&ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để thống nhất việc xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.

Sẽ chính thức xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên

Thông tin từ Bộ GD&ĐT, tại buổi tiếp xúc cử tri tại thị xã An Nhơn (Bình Định) sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã thông tin về lộ trình bỏ chứng chỉ tiếng Anh, tin học cho giáo viên.

Theo đó, trước mong mỏi của cử tri về việc xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên và chứng chỉ ngoại ngữ 2 đối với giáo viên dạy tiếng Anh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi: Bộ GD&ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để thống nhất việc xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Dự kiến, tháng 12/2020 sẽ ban hành quy định cụ thể về vấn đề này.

Cũng theo Bộ trưởng, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên. Thực tế, trong quá trình đào tạo các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là chưa thiết thực.

“Những nội dung về ngoại ngữ, tin học tới đây sẽ được tính toán để đưa vào chương trình đào tạo giáo viên một cách phù hợp”, Bộ trưởng Nhạ thông tin.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thông tin thêm về lộ trình nâng chuẩn với giáo viên. Theo đó, hiện số giáo viên đạt chuẩn ở bậc mầm non trên cả nước hiện đạt khoảng 72%, như vậy còn 28% phải tiếp tục đào tạo nâng chuẩn.

Căn cứ vào Nghị định 71 của Chính phủ, lộ trình nâng chuẩn giáo viên được triển khai đến năm 2030 chia thành 2 giai đoạn. Riêng giai đoạn 1, từ năm 2020 - 2025, dự kiến sẽ có khoảng 60% giáo viên mầm non được nâng chuẩn lên cao đẳng. Trong quá trình đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn, giáo viên sẽ được hưởng nguyên các chế độ về lương, phụ cấp.

Tương tự, đối với bậc tiểu học, trong thời gian đi học nâng chuẩn, giáo viên vẫn được hưởng các chế độ chính sách như đi dạy, điều này tạo điều kiện thuận lợi và yên tâm cho giáo viên.

Đây có thể được xem là tin vui cho đội ngũ giáo viên, cũng thể hiện sự nỗ lực thực hiện lời hứa “giảm gánh nặng sổ sách, thủ tục hành chính không cần thiết” cho 1,2 triệu giáo viên của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Trong nhiệm kỳ của mình, Bộ trưởng Nhạ đã thực hiện được nhiều việc giúp giáo viên được “cởi trói”, chuyên tâm vào công tác chuyên môn.

Trong đó, phải kể đến chủ trương giảm hồ sơ sổ sách, thay đổi nội dung các hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi. Tới đây là loại bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn đào tạo và bồi dưỡng.

Kết quả này là sự nỗ lực của lãnh đạo Bộ Bộ GD&ĐT, đặc biệt là của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong suốt nhiệm kỳ.

Sẽ chính thức xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên

Hình ảnh giáo viên vùng cao khăn gói về Thái Nguyên thi chứng chỉ trong loạt bài của Báo Lao Động. Ảnh: LĐO

Trước đó, từ 5-11/11/2019, Báo Lao Động đăng tải loạt bài “Giấy phép con hành giáo viên” (5 kỳ). Loạt bài là tiếng nói phản biện mạnh mẽ về những bất cập trong quy định về văn bằng, chứng chỉ trong thăng hạng, nâng ngạch, bổ nhiệm công chức, viên chức.

Quy định về chứng chỉ áp đặt một cách máy móc, cào bằng, khiến đội ngũ công chức, viên chức khổ sở bổ sung hoàn thiện. Những “giấy phép con” đó đã tạo ra những hành vi tiêu cực, gian lận để “đạt chuẩn” theo yêu cầu. Đồng thời cũng tạo “vùng đất màu mỡ” cho các đối tượng “cò bằng cấp”, “cò chứng chỉ” sống gửi.

Vấn đề Báo Lao Động phản ánh đã nhận được sự quan tâm của dư luận và các đại biểu Quốc hội.

Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV vào ngày 7/11/2019, đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những bất cập trong quy định về chứng chỉ trong thăng hạng, nâng ngạch hiện nay.

Trước diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ rà soát, tham mưu với Chính phủ để sửa đổi quy định về chứng chỉ, với mục đích công chức, viên chức không phải khổ nữa.

Theo Báo Lao động

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.