Clostridium difficile, một vi khuẩn gây bệnh đường ruột dẫn đến mất nước nguy hiểm, đang "biến hình" thành 2 loài, trong đó có một loài độc tính cao và ưa người "hảo ngọt".
Nhóm nghiên cứu từ Viện Wellcome Sanger và Trường Y học Nhiệt đới & Vệ sinh London (Anh) đã xem xét sự khác biệt của 906 chủng Clostridium difficile từ người, động vật và môi trường trên 33 quốc gia và phát hiện ra vi khuẩn nguy hiểm này đang tiến hóa theo cách đáng lo ngại.
Vi khuẩn Clostridium difficile đang tiến hóa thành 2 loài mới, trong đó có một loài vô cùng đáng sợ, ưa tấn công người hảo ngọt và đe dọa tạo ra một "siêu bệnh" mới
Clostridium difficile là một vi khuẩn tấn công vào đường ruột, gây tiêu chảy nặng, khiến bệnh nhân mất nước nghiêm trọng, suy nhược. Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học phát hiện ra chúng đang phát triển thành 2 loài mới riêng biệt, trong đó có một loài cực kỳ mạnh mẽ, có thể sống tốt ngoài môi trường và thậm chí các chất khử trùng mạnh của bệnh viện không diệt nổi.
Đáng lo ngại hơn, loài mới có độc tính mạnh mẽ này lại tiến hóa để sống tốt trong đường ruột những người "hảo ngọt". Nó có những thay đổi về gene so với loài gốc, nên "dễ nuôi" hơn tổ tiên, có thể ăn các loại đường đơn giản. Vì vậy, chế độ ăn giàu đường của những người "hảo ngọt" sẽ tiếp tay cho loại vi khuẩn mạnh mẽ này.
Đáng ngại rằng với chế độ ăn kiểu công nghiệp phổ biến hiện nay cùng với sự nở rộ của các thức ăn, đồ uống giàu đường, số người "hảo ngọt" trong cộng đồng ngày càng gia tăng.
Chưa kể, các thay đổi trong gene cũng giúp thế hệ Clostridium difficile mới có sức đề kháng lớn hơn nhiều với các chất khử trùng thông thường, bao gồm các chất khử trùng bệnh viện, khiến nó có khả năng lây lan rất cao, đe dọa hình thành "siêu bệnh". Đặc tính này làm dấy nên mối lo ngại nó có thể là một siêu vi khuẩn kháng thuốc mới.
Theo giáo sư Brendan Wren từ Trường Y học Nhiệt đới & Vệ sinh London, điều này cho thấy điều đáng ngại là các mầm bệnh nguy hiểm khác cũng có thể phát triển và thích nghi với những thay đổi trong lối sống con người và chế độ chăm sóc sức khỏe.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Nature Genetic.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 10-15km/h.
Thiếu hụt omega-3 có thể bao gồm các vấn đề về da, rụng tóc, dễ bị nhiễm trùng, giảm khả năng tập trung. Các quá trình viêm cũng dễ dàng hơn khi thiếu hụt omega-3.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thường xuyên cập nhật tình hình của bão, cung cấp thông tin để các địa phương chủ động ứng phó.
Đại diện Tổ chức kỷ lục Việt Nam ghi nhận tiết mục có 20 dàn nhạc, với tổng số lượng 200 nghệ nhân, nhạc công, diễn viên tham gia trình diễn, thỏa điều kiện đăng ký xác lập kỷ lục.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, bão Toraji đang trên vùng bờ biển phía Tây đảo Lu-Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giật cấp 14.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các cơ quan chức năng, ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện ven biển thông báo cho chủ các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.
Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Hồi 19 giờ ngày 10/11, bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 210 km về phía Bắc; bão Toraji đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Người đàn ông 69 tuổi, nghiện rượu và thuốc lá 40 năm, đau bụng, đau lưng đột ngột sụt 10 kg trong 3 tháng, đi khám bác sĩ chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn muộn di căn.
Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, đến cuối chiều nay, bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370km về phía Đông Bắc, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/h).
Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị bệnh viện phải kiểm tra, xác minh có hay không tình trạng "bát nháo khám sức khỏe" để đi nước ngoài và xử lý nghiêm sai phạm (nếu có).
Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?