Thời điểm này, người chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh đang chuẩn bị các kế hoạch tái đàn, tăng đàn để kịp phục vụ thị trường cuối năm. Đây là cơ hội để các trang trại chăn nuôi lợn nái mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng cao của thị trường.
Sau tết Nguyên đán, người chăn nuôi tại Hà Tĩnh lại tập trung tái đàn để duy trì sản xuất. Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, các hộ dân, cơ sở chăn nuôi cần chủ động phòng chống dịch bệnh, tránh tình trạng tái đàn ồ ạt.
274 hộ chăn nuôi lợn được hỗ trợ 7,554 tỷ đồng theo Nghị quyết số 214/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.
Thay vì mua lợn giống với giá cao, ngày càng nhiều nông dân Hà Tĩnh đã đầu tư lợn nái sinh sản. Xu hướng này giúp nông dân vừa chủ động vừa tiết kiệm chi phí chăn nuôi.
Thắng lợi ở những vụ nuôi năm 2020 khi đàn lợn không bị dịch bệnh và giá bán tương đối cao nên từ sau tết Nguyên đán Tân Sửu, nông dân Hà Tĩnh đã phấn khởi tái đàn.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Hà Tĩnh sẽ trích nguồn kinh phí hơn 22,4 tỷ đồng hỗ trợ chăn nuôi lợn theo Nghị quyết số 241/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020.
Trong hơn 2 tuần qua, giá thịt lợn hơi ở Hà Tĩnh đang trên đà giảm xuống, kéo giá mặt hàng này tại các chợ dân sinh cũng “hạ nhiệt” theo, khiến tiểu thương và người tiêu dùng “dễ thở” hơn.
Khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được khống chế, người chăn nuôi lợn đã thực hiện tái đàn với quy mô lớn hơn, đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học để chuẩn bị phục vụ thị trường Tết.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) được kiểm soát, các hộ chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tập trung tái đàn, tăng đàn lợn theo hướng an toàn sinh học.
Thời gian qua, dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp để “hạ nhiệt” giá thịt lợn, song giá mặt hàng này trên cả nước và tại Hà Tĩnh vẫn chỉ giảm “nhỏ giọt” và đang neo ở mức cao.
Tái đàn là một trong những biện pháp để tăng nguồn cung, “hạ nhiệt” thị trường thịt lợn. Song, việc tái đàn tại Hà Tĩnh hiện gặp nhiều gian nan do giá con giống, thức ăn chăn nuôi, chi phí phòng dịch… đều tăng cao.
Bộ NN&PTNT vừa đồng ý cho nhập lợn sống từ nước ngoài để đảm bảo nguồn cung. Thế nhưng, trước thông tin này, các doanh nghiệp (DN) chăn nuôi tại Hà Tĩnh vẫn không mấy hào hứng...
Thời điểm hiện tại, người chăn nuôi lợn tại Hà Tĩnh đã bắt đầu tái đàn để khôi phục sản xuất sau dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, ngành chuyên môn khuyến cáo người dân cần kiểm soát chặt chẽ, thận trọng quá trình tái đàn và phải tuân thủ quy trình chăn nuôi khoa học.
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn Hà Tĩnh đến thời điểm này cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, giá lợn giống tăng cao khiến người chăn nuôi gặp khó khăn trong việc tái đàn, khôi phục sản xuất.
Tổng đàn lợn của Hà Tĩnh hiện đạt 406.000 con cả chăn nuôi nông hộ và trang trại. Điều đáng nói, chăn nuôi trang trại đang chiếm ưu thế trong cơ cấu với 51% tổng đàn, tăng 14% so với đầu năm 2019.