Vụ tai nạn lao động nơi xứ người cướp mất đôi tay ở tuổi 30, tưởng chừng như mọi cánh cửa tương lai đã khép lại với chàng thạc sỹ nông nghiệp Tô Hữu Sỹ nhưng bằng nghị lực sống phi thường, niềm lạc quan, tin yêu cuộc đời mãnh liệt, anh đã vượt lên số phận để viết tiếp ước mơ cuộc đời mình.
Từng nghĩ mình sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình khi thị lực yếu dần và rồi mù hẳn nhưng bằng nghị lực, đến nay, anh Nguyễn Thanh Tùng (34 tuổi ở thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho người cha già và vợ con.
Không chỉ dạy nghề, tạo việc làm, Hội Người mù Hà Tĩnh còn là cầu nối để những người khiếm thị có cơ hội xây dựng tổ ấm gia đình và vun vén cho cuộc sống thêm phần hạnh phúc.
Dù phải gắn cuộc đời mình với chiếc xe lăn nhưng anh Bùi Văn Trung (SN 1968 - thôn Ninh, xã Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên định trên hành trình nhân ái và truyền lối sống tích cực cho cộng đồng.
Không chịu đầu hàng khó khăn, anh Lê Văn Hòa - một người khuyết tật ở tổ dân phố Trường Sơn, phường Kỳ Thịnh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận. "Bí quyết" để anh có được điều đó là luôn tin vào cuộc sống.
Quân bảo, nhiều người nói với em, thân mình lo không nổi còn “cộng” thêm cái khổ làm gì. Em thì nghĩ khác, những người chịu thiệt thòi lại càng cần phải nương tựa vào nhau. Lúc yếu đuối, Trường khóc có em an ủi, còn em khóc lại có Trường động viên. Cuộc sống có thêm người bên cạnh sẽ trở nên vững vàng hơn.
Đôi mắt không ánh sáng, thế nhưng, người đàn ông ấy là trụ cột của gia đình. Không chỉ thắp lên ánh sáng của cuộc đời mình, ông còn là tấm gương cho những người cùng cảnh ngộ noi theo. Ông là Đinh Viết Sỹ (SN 1965) ở xã Cẩm Yên, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Mất đi đôi bàn tay, khuôn mặt biến dạng từ năm mới lên 2 tuổi nhưng bằng nghị lực phi thường, chị Đỗ Thị Thu Thủy (SN 1977, trú thôn Hòa Lạc, xã Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã kiên trì vươn lên, mưu sinh bằng nghề may vá. Đặc biệt, giữa trăm bề khốn khổ, chị đã tìm được hạnh phúc trong cuộc sống.
Tổ dân phố 2, phường Sông Trí (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có 15 gia đình thương binh sống kề nhau nên bà con vẫn quen gọi với cái tên: xóm thương binh. Hàng chục năm gắn bó, họ đã cùng nỗ lực, hỗ trợ nhau vượt qua những thách thức của cuộc mưu sinh thời bình, khẳng định thương binh “tàn nhưng không phế”.