Thăm đền Trần ở xã Cổ Đạm nhân ngày giỗ Hưng Đạo Đại vương

(Baohatinh.vn) - Nằm ở thôn Bắc Tây Nam, xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), đền Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần đã được Nhân dân nối truyền từ hàng trăm năm nay.

Thăm đền Trần ở xã Cổ Đạm nhân ngày giỗ Hưng Đạo Đại vương

Sáng nay, 26/9 (tức ngày 20/8 âm lịch), Ban Quản lý đền Đức Thánh Trần xã Cổ Đạm (Nghi Xuân) cùng với bà con Nhân dân đã tổ chức lễ giỗ lần thứ 721 của ngài Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Để đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19, lễ giỗ lần thứ 721 của Đức Thánh Trần tại xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) năm nay không tổ chức quy mô nhưng với tất cả lòng thành kính người dân thôn nơi đây vẫn thực hiện nghi lễ một cách trang trọng.

Thăm đền Trần ở xã Cổ Đạm nhân ngày giỗ Hưng Đạo Đại vương

Người dân xã Cổ Đạm đến thắp hương tại đền Trần nhân dịp lễ giỗ Hưng Đạo Đại vương sáng nay (26/9).

Ông Hoàng Mỹ Dục (75 tuổi, thôn Bắc Tây Nam, xã Cổ Đạm) cho biết: “Từ nhỏ, chúng tôi đã được nghe ông bà, bố mẹ kể về truyền thống ngày giỗ Đức Thánh Trần ở làng mình. Ngày ấy, ngoài các lễ tết, rằm tháng 2 âm lịch thì ngày giỗ Đức Thánh Trần vào 20/8 âm lịch là ngày lễ đặc biệt quan trọng đối với dân làng chúng tôi. Kế thừa truyền thống đó, mặc dù năm nay do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp không thể tổ chức rầm rộ nhưng chúng tôi vẫn tiến hành nghi lễ giỗ Ngài một cách trang trọng nhất".

Truyền thống thực hiện nghi lễ giỗ Đức Thánh Trần là cách để người dân xã Cổ Đạm bày tỏ sự tri ân đến vị anh hùng dân tộc, người đã có công 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

Thăm đền Trần ở xã Cổ Đạm nhân ngày giỗ Hưng Đạo Đại vương

2 bản sắc phong cổ quý hiếm thời Nguyễn dành cho đền thờ Đức Thánh Trần còn lưu giữ tại Cổ Đạm (Nghi Xuân).

Cho đến nay, đền thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (hay còn gọi là đền Trần) ở xã Cổ Đạm vẫn chưa xác định được cụ thể thời điểm xây dựng.

Tuy nhiên, với việc phát hiện 2 đạo sắc phong cổ quý hiếm thời Nguyễn phong thần cho Hưng Đạo Đại vương - Trần Quốc Tuấn được lưu giữ tại đình làng Hoa Vân Hải, xã Cổ Đạm (Nghi Xuân), giới nghiên cứu xác nhận, đền thờ và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần đã có ở đây từ hàng trăm năm trước. Đến thời điểm này, theo thông tin từ Sở VH-TT&DL, đây cũng là ngôi đền Trần duy nhất ở Hà Tĩnh tìm thấy đạo sắc phong liên quan đến Đức Thánh Trần.

Thăm đền Trần ở xã Cổ Đạm nhân ngày giỗ Hưng Đạo Đại vương

Với khuôn viên rộng hơn 9.000 m2, đền thờ Đức Thánh Trần được xây dựng mới cách đền cũ khoảng 200m. (Trong ảnh: Cổng vào đền Trần, xã Cổ Đạm)

Theo thời gian, ngôi đền cũ hiện đã xuống cấp và nằm trong vườn nhà dân nên năm 2018, UBND tỉnh đã đồng ý cho xã Cổ Đạm tiến hành xây dựng khôi phục đền thờ Đức Thánh Trần ở khu đất cách đền cũ 200 m.

Với hình thức xã hội hóa, một số cá nhân tâm huyết đã đóng góp tiền của để xây dựng khôi phục ngôi đền. Tháng 9/2020, vào đúng dịp lễ giỗ Đức Thánh Trần, công trình đã tổ chức khánh thành giai đoạn I trong niềm vui của người dân thôn Bắc Tây Nam nói riêng và Nhân dân Cổ Đạm nói chung.

Thăm đền Trần ở xã Cổ Đạm nhân ngày giỗ Hưng Đạo Đại vương

Tòa thượng điện của đền Trần - Cổ Đạm.

Ông Nguyễn Văn Huề (60 tuổi, quê ở xã Cổ Đạm, hiện sống ở TP Vũng Tàu) bày tỏ: “Là người từng đến hàng trăm đền thờ Đức Thánh Trần trên mọi miền đất nước, tôi rất vui khi Hà Tĩnh đồng ý khôi phục lại ngôi đền nhằm phát huy hơn nữa bề dày truyền thống văn hóa quê hương”.

Ông Huề cũng là một trong những người tích cực vận động các mạnh thường quân đóng góp để tôn tạo đền Trần ở xã Cổ Đạm suốt trong những năm qua.

Thăm đền Trần ở xã Cổ Đạm nhân ngày giỗ Hưng Đạo Đại vương

Bức phù điêu trước cổng ra vào di tích ghi lại chiến công đánh bại quân Nguyên Mông xâm lược của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Theo thông tin từ ông Nguyễn Thành Vinh - Bí thư Đảng ủy xã Cổ Đạm, vừa qua, xã đã làm hồ sơ trình lên các cấp đề nghị công nhận đền thờ Đức Thánh Trần là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hiện, hồ sơ đã được Sở VH-TT&DL duyệt và trình lên UBND tỉnh chờ xét công nhận.

Ông Vinh cho biết: “Việc được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là niềm mong mỏi của chính quyền và Nhân dân xã Cổ Đạm. Đó cũng là cơ sở để xã tiếp tục kêu gọi xã hội hóa nhằm xây dựng một số hạng mục liên quan trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của di tích đền thờ Đức Thánh Trần tại địa phương”.

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng kiệt xuất của dân tộc. Ông được tôn vinh là Đức Thánh Trần và được Nhân dân cả nước dựng tượng, lập đền thờ.

Ngoài khôi phục, tôn tạo, việc công nhận đền thờ Đức Thánh Trần ở xã Cổ Đạm là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là cơ sở để bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đạo lý “uống nước, nhớ nguồn” đến mỗi người dân.

Ông Trần Hồng Dần - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.