Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

(Baohatinh.vn) - Nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

dsc-6098-copy-453.jpg
Nhà thờ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà; nằm về phía đối diện cổng vào Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng.
dsc-6090-copy-4175.jpg
Nhà thờ Lý Tự Trọng được phục chế và hoàn thành xây dựng vào năm 1995, được dựng ngay trên nền đất ngôi nhà cũ của cụ Lê Hữu Đạt (thân phụ anh Lý Tự Trọng) với tổng diện tích đất nhà và vườn gần 800m2 ; trong đó diện tích nhà thờ 150m2.
adsc-6086-719.jpg
Nhà thờ được làm bằng gỗ lim 3 gian và là nơi thờ tự của anh Lý Tự Trọng cùng hai thân sinh là cụ ông Lê Hữu Đạt và cụ bà Nguyễn Thị Sờm.
aaassas-6215.jpg
Trong đó, gian giữa là nơi đặt bàn thờ anh Lý Tự Trọng; gian bên trái đặt bàn thờ hai cụ thân sinh và bàn thờ thần linh; gian bên phải là nơi tiếp khách.
dsc-6075-copy-8000.jpg
Trên các bàn thờ, ngoài những vật dụng cần thiết như đài thờ, ấm chén, lư hương, bức ảnh của người được thờ... còn có 3 bức tượng gỗ tạc hình ảnh anh Lý Tự Trọng tay đang cầm cuốn sách và hình ảnh hai cụ thân sinh.
dsc-6080-copy-4656.jpg
Điều đặc biệt, đây là bức tượng gỗ được sơn màu do chính em trai anh Lý Tự Trọng là Lê Hữu Đại tạc nên và hoàn thiện.
dsc-6085-copy-1097.jpg
dsc-6083-copy-3175.jpg
Trong nhà thờ còn lưu giữ bằng Tổ quốc ghi công liệt sĩ Lý Tự Trọng và ảnh các anh chị em của anh.
dsc-6057-copy-80.jpg
Bao quanh ngôi nhà là những hàng cây xanh mát, trong đó có cây khế được chiết từ cây khế mẹ do Bác Hồ trồng tại Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan) - nơi sinh anh Lý Tự Trọng.
adsc-6064-9614.jpg
Cây khế này được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh mang về trồng từ năm 2003.
5b10f010-9cd6-4360-ab2d-889be38f3d3c-4923.jpeg
Nhà thờ hiện do con cháu dòng họ Lê Hữu ở xã Việt Tiến (Thạch Hà) chăm sóc, hương khói mỗi ngày. Hằng năm, vào ngày 21/11 dương lịch, con cháu trong dòng họ đều về đây làm lễ giỗ anh Lý Tự Trọng. (Trong ảnh: ông Lê Hữu Công - người gọi anh Lý Tự Trọng là bác ruột mỗi ngày đều đến dọn dẹp nhà thờ).
dsc-6078-copy-5090.jpg
Nhà thờ Lý Tự Trọng không chỉ là nơi thờ tự và lưu giữ truyền thống cách mạng của gia đình anh Lý Tự Trọng, của dòng họ Lê mà còn là điểm đến giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho du khách nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. (Trong ảnh: Các em học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, Thạch Hà, Hà Tĩnh viết sổ lưu niệm khi đến thăm nhà thờ).
dsc-6066-copy-3841.jpg
Tháng 10/2004, với những ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa, UBND tỉnh đã quyết định xếp hạng "Nhà thờ Lý Tự Trọng" là di tích cấp tỉnh, thành phố.

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng sinh ngày 20/10/1914 ở Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan); quê ở xã Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), Thạch Hà, Hà Tĩnh. Thân phụ là Lê Hữu Đạt và mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều yêu nước và sớm giác ngộ cách mạng.

Năm 1925, Lê Hữu Trọng là 1 trong 8 thiếu nhi Việt Kiều được chọn sang Quảng Châu (Trung Quốc) học tập nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên Cộng sản Đoàn. Sau khi đến Quảng Châu, Lê Hữu Trọng được Nguyễn Ái Quốc đổi tên là Lý Tự Trọng cùng họ Lý với bí danh của Bác Hồ hồi đó là Lý Thụy.

Giữa năm 1929, Lý Tự Trọng được cử về Việt Nam, nhận nhiệm vụ liên lạc, vận động thanh niên để thành lập Đoàn thanh niên cộng sản tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 2/1931, tại cuộc mít tinh kỷ niệm một năm Khởi nghĩa Yên Bái, khi thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Laren. Ông lập tức bị địch bắt, giam cầm và tra tấn. Không khai thác được thông tin bí mật, thực dân Pháp mở phiên tòa, kết án tử hình Lý Tự Trọng lúc mới 17 tuổi.

Chủ đề 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng

Đọc thêm

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

Bằng sự gương mẫu, tâm huyết của bản thân, anh Nguyễn Tiến Hoàng - Bí thư Đoàn xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã tập hợp được lực lượng thanh niên ra sức xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế.
Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Trần Thị Duyên - Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội LHTN xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là 1 trong 85 cán bộ hội được Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.
Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã truyền thụ tinh thần tự học, sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng đến với toàn Đảng, toàn dân và trực tiếp đến những người học trò của mình, trong đó có đồng chí Lý Tự Trọng.