Thói quen xấu khiến má phanh bị mòn
Nguyên nhân chính dẫn đến mòn má phanh, hỏng kẹp phanh là bắt nguồn từ thói quen của người sử dụng như: Phanh gấp, phanh giật cục. Ngoài ra, việc chở quá tải cũng khiến tuổi thọ của má phanh bị giảm sút.
Ngoài ra, thói quen rà phanh trên những cung đường dốc cũng khiến nhiệt độ phanh tăng cao. Nếu để nhiệt độ lên 600 – 700 độ C có thể gây ra hiện tượng mất phanh, gây nên các vụ tai nạn đáng tiếc.
Bạn có thể nhận biết phanh ôtô hư hỏng qua một số dấu hiệu. (Đồ họa: Trang Thiều)
Dấu hiệu nhận biết má phanh bị hư hỏng
Nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn cần sớm mang xe đến gara kiểm tra và khắc phục:
- Cảm biến báo phanh mòn: Thông thường má phanh của ô tô được gắn thêm 1 miếng thép, nhằm hỗ trợ tản nhiệt trong quá trình phanh xe. Nếu má phanh bị bào mòn, đèn báo mòn phanh sẽ phát sáng.
- Phanh bị lệch: Khi đạp phanh, nếu thấy xe có xu hướng lệch về bên trái hoặc phải đường thì có thể má phanh đã hỏng. Vì vậy bạn cần thay má phanh ô tô mới. Nếu không rất dễ khiến xe bị mất lái và xảy ra tai nạn.
Ngoài ra, cũng có một số dấu hiệu khác như đạp phanh không cảm thấy có lực, bó phanh, phanh cứng hoặc mất độ bám… Để đảm bảo an toàn, lái xe hãy bảo dưỡng xe ô tô định kỳ.
Thời điểm nên thay má phanh ô tô
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, sau khoảng 80.000km di chuyển hoặc sau 2 năm vận hành xe, các tài xế nên kiểm tra và thay thế má phanh mới.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng xe tại những khu vực đông dân cư, tắc đường, bạn nên thay phanh sớm hơn so với thời gian được khuyến cáo bởi tần suất sử dụng phanh sẽ lớn hơn.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại má phanh như: Má phanh hữu cơ làm từ các sợi hữu cơ phi kim, ít gây tiếng ồn; má phanh kim loại hoạt động tốt ở nhiệt độ cao; má phanh gốm được tạo thành từ sợi ceramic và sợi đồng trộn lẫn với nhau, tốt và bền bỉ. Vì vậy, tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế bạn có thể lựa chọn phù hợp.