Thiếu giáo viên tại Hà Tĩnh, người trong cuộc nói gì?

(Baohatinh.vn) - Thông tin về tình trạng thiếu giáo viên ở bậc học mầm non và tiểu học trên địa bàn Hà Tĩnh trong những ngày gần đây đã làm “nóng” dư luận, đặc biệt là sự quan tâm các bậc phụ huynh khi ngày khai giảng đã cận kề.

Phụ huynh băn khoăn

Không chỉ riêng các nhà trường, tình trạng thiếu giáo đã khiến nhiều bậc phụ huynh tỏ ra băn khoăn, lo lắng, liệu chất lượng học tập của con em mình có bị ảnh hưởng?

Anh Nguyễn Văn Thái, ở xã Sơn Lộc (Can Lộc) cho biết: “Tôi cũng có nghe nói về tình trạng thiếu giáo viên của trường tiểu học trên địa bàn và điều đó khiến phụ huynh rất băn khoăn. Bởi bậc học đầu đời rất quan trọng với con, giáo viên chính là người mẹ thứ 2 ở trường. Vì thế, chúng tôi mong muốn trường học được bố trí đầy đủ số lượng giáo viên để các cô yên tâm công tác và nâng cao chất lượng chuyên môn”.

thieu giao vien tai ha tinh nguoi trong cuoc noi gi

Việc thiếu giáo viên ở cấp tiểu học, mầm non đang ảnh hướng đến chất lượng giáo dục

Cũng trong nỗi lo chung, các bậc phụ huynh ở phường Kỳ Long (thị xã Kỳ Anh) tỏ ra rất sốt ruột. Chị Nguyễn Thị Hoa - một phụ huynh Trường tiểu học Kỳ Long chia sẻ: “Tôi có biết việc nhà trường thiếu giáo viên đứng lớp và trường đã phải thuê giáo viên hợp đồng tạm thời. Chúng tôi thiết nghĩ, giáo dục là vấn đề quốc sách, nên việc bố trí đủ giáo viên cần được các ngành liên quan quan tâm hơn nữa”.

Nhiều phụ huynh băn khoăn, tại sao sinh viên sư phạm ra trường không tìm được việc làm rất nhiều, trong khi giáo viên thì vẫn thiếu? “Nên chăng, tỉnh, ngành cần khảo sát con số thiếu hụt thực tế, tổ chức cuộc thi tuyển công khai, minh bạch, giống như những kỳ thi công chức vừa qua để tạo sự cạnh tranh công bằng, qua đó chọn được những giáo viên giỏi…” – một phụ huynh đặt vấn đề.

Bất cập trong chính sách

Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Trung Dũng cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu, thừa giáo viên trên địa bàn là do biến động dân số, quá trình đổi mới giáo dục dẫn đến thay đổi cơ cấu giáo viên trong các môn học…”

Con số thiếu trên 1.000 giáo viên được khảo sát từ 1/1/1017 của Sở Nội vụ là những số liệu thực tế nhu cầu cần thiết của các nhà trường được căn cứ vào số trẻ, nhóm lớp với định mức 2 giáo viên/nhóm, lớp ở bậc mầm non và nhu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục, các môn tự chọn như: Tin học, tiếng Anh tại bậc tiểu học.

thieu giao vien tai ha tinh nguoi trong cuoc noi gi

Theo số liệu từ Sở Nội vụ, đến ngày 1/1/2017, nếu tính đủ tỷ lệ giáo viên/lớp dạy 2 buổi/ngày là 1,5 giáo viên, thì nhu cầu giáo viên tiểu học toàn tỉnh còn thiếu 383 người.

Nhưng theo ông Cù Huy Cẩm - Trưởng phòng Quản lý công chức - viên chức Sở Nội vụ, thì số liệu thiếu giáo viên so với kế hoạch giao của tỉnh trong năm nay, (được tính từ kế hoạch trừ đi số cán bộ giáo viên hiện có) thấp hơn rất nhiều.

Ngoài ra, cái khó nữa là số giáo viên thiếu chủ yếu nằm ở bậc tiểu học, mầm non, còn ở bậc THPT, THCS vẫn thừa rất nhiều. Tuy nhiên, việc điều chỉnh số giáo viên này về giảng dạy tiểu học, mầm non lại không phù hợp.

Ông Vũ Huy Cẩm cho biết: “Theo tinh thần Nghị quyết 39 của Trung ương, Bộ Nội vụ chốt số biên chế về viên chức và giao cho các tỉnh thực hiện việc tinh giản biên chế 10%. Trên tinh thần đó, HĐND tỉnh cũng đã có Nghị quyết 39 về kế hoạch tinh giản biên chế công chức, viên chức với mục tiêu đến năm 2021 giảm 10% biên chế. Vì thế, nếu xét tổng biên chế giáo viên được giao cho ngành GD&ĐT thì con số thiếu không nhiều.”

Thay vì phương án tuyển dụng, thời gian qua tỉnh cũng đã cấp đủ kinh phí chi trả cho đội ngũ giáo viên với tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp (không tuyển bù số giáo viên về hưu). Đối với bậc mầm non thời gian qua tỉnh vẫn trích ngân sách cho tuyển dụng hợp đồng.

Ngoài ra, trước thực tế thừa biên chế như hiện nay, tỉnh yêu cầu các huyện phải xin chủ trương trong việc tuyển dụng trên cơ sở cân đối số cán bộ, giáo viên hiện có với kế hoạch được giao, đồng thời thực hiện tin giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết 39. Tuy nhiên, từ kế hoạch đến nhu cầu thực tế là sự chênh lệch số liệu rất lớn. Vì thế, để đáp ứng chương trình dạy học, đặc biệt đảm bảo theo tinh thần đổi mới giáo dục, giáo viên ở các trường học vẫn phải tiếp tục chịu cảnh nơi thừa thì không thể chuyển, nơi thiếu thì không thể tuyển!

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.