Thịt đỏ "kích hoạt" ung thư như thế nào?

Cơ thể chúng ta coi thịt đỏ như “những kẻ xâm lược lạ mặt” và phát động hệ miễn dịch chống lại chúng.

thit do kich hoat ung thu nhu the nao

Từ hàng chục năm qua thịt đỏ đã bị xem là có “dính dáng” với ung thư, với những nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhiều thịt lợn, thịt bò hoặc thịt cừu làm tăng nguy cơ bị những khối u chết người.

Nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm ra được “thủ phạm” của vấn đề nêu trên: cơ thể coi thịt đỏ là những tác nhân ngoại lai và “khởi động” đáp ứng miễn dịch độc hại để chống trả.

Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao nhiều loại động vật có vú khác có thể ăn một lượng lớn thịt đỏ mà không bị hậu quả gì đối với sức khỏe?

Bằng những thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học trường Đại học California đã phát hiện ra rằng thịt lợn, thịt bò và thịt cừu chứa một loại đường được sản sinh tự nhiên ở những động vật ăn thịt khác, nhưng không có ở người, có tên Neu5Gc.

Do đó, ở những động vật ăn thịt khác, hệ miễn dịch không có phản ứng gì vì loại đường này vốn đã có sẵn trong cơ thể.

Trong khi đó ở người, cơ thể sẽ kích hoạt đáp ứng miễn dịch chống lại loại đường “lạ” này, tạo ra những kháng thể gây viêm và cuối cùng là dẫn đến ung thư.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều này như một nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy chế độ ăn nhiều thịt đỏ làm tăng 22% nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Nghiên cứu năm 2005 cho thấy những người thường xuyên ăn 160g thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ ung thư ruột tăng 1/3. Một nghiên cứu khác đã gợi ý rằng một chất sắc tố trong thị đỏ có thể gây tổn thương ADN của tế nào niêm mạc đường tiêu hóa.

Do đó, dù thịt đỏ là nguồn protein, vitamin và muối khoáng tốt, nhưng ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ không tốt cho sức khỏe lâu dài.

Các chuyên gia khuyên không nên ăn quá 70g mỗi ngày, tương đương với 3 lát giăm bông, một dẻ sườn cừu hay 2 lát bít tết mỗi ngày.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?