“Thủ phạm” ít được để ý nhưng nguy cơ cao gây đột quỵ não

Bên cạnh các yếu tố rủi ro phổ biến của đột quỵ não như tăng huyết áp, mỡ máu, hút thuốc… thì một số yếu tố nguy cơ ít được biết đến hơn và thường không được chú ý lại là mối đe dọa thầm lặng trong sự phát triển của đột quỵ não.

1. Những nguy cơ tiềm ẩn ít được để ý gây đột quỵ não

- Chứng đau nửa đầu: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc chứng đau nửa đầu, có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn. Quản lý chứng đau nửa đầu và tìm kiếm lời khuyên y tế là điều cần thiết cho những người có nguy cơ.

- Ô nhiễm không khí: Có tác động sâu sắc đến sức khỏe tim mạch. Các hạt nhỏ và chất ô nhiễm có thể xâm nhập vào máu, gây viêm và xơ vữa động mạch, cuối cùng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

- Trầm cảm và căng thẳng mạn tính: Sức khỏe tâm thần là yếu tố không thể thiếu đối với nguy cơ đột quỵ. Trầm cảm và căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến tất cả các yếu tố nguy cơ đột quỵ đã được xác định rõ ràng.

- Tình trạng viêm: Các tình trạng như xơ vữa động mạch, lupus và những người mắc bệnh viêm mạn tính phải quản lý sức khỏe của mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến thiếu oxy trong não, làm tăng nguy cơ đột quỵ theo thời gian. Giấc ngủ bị gián đoạn và nồng độ oxy thấp có thể góp phần gây tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch khác.

Thủ phạm ít được để ý nhưng nguy cơ cao gây đột quỵ não

Đột quỵ não có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

2. Dấu hiệu sớm đột quỵ có thể xuất hiện vào ban đêm

Đột quỵ là một tình trạng y tế có khả năng gây tử vong, phát sinh do sự gián đoạn cung cấp máu lên não. Điều này có thể xảy ra khi mạch máu bị vỡ và chảy máu vào mô não hoặc khi mạch máu bị tắc trong não (cục máu đông). Các tế bào não bắt đầu chết khi lưu lượng máu bị gián đoạn, do không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.

Một số dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ não:

Đột ngột yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể

Sự nhầm lẫn đột ngột

Khó nói hoặc khó hiểu lời nói

Đột nhiên khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt

Đột ngột gặp khó khăn khi đi lại, giữ thăng bằng hoặc phối hợp

Đau đầu dữ dội đột ngột mà không rõ nguyên nhân

Chóng mặt đột ngột

Mất thăng bằng hoặc phối hợp

Đau ngực đột ngột, đau phần trên cơ thể

Đau đầu mạn tính...

Hàng triệu tế bào thần kinh chết đi mỗi phút trước khi nguồn cung cấp máu được phục hồi. Sự mất đi này là vĩnh viễn, do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng là vô cùng quan trọng. Các biện pháp can thiệp kịp thời có thể nhanh chóng khôi phục lưu lượng máu lên não và hạn chế mức độ tổn thương não.

3. Làm gì để phòng ngừa đột quỵ não?

Có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách thực hiện những thay đổi lành mạnh. Dưới đây là những bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ đột quỵ:

Giữ huyết áp, đường máu, mức cholesterol ở mức bình thường Nếu bạn hút thuốc , hãy bỏ thuốc Nếu bạn bị bệnh tim, hãy điều trị Giữ cân nặng khỏe mạnh Hãy hoạt động thể chất thường xuyên Ăn uống lành mạnh...

Thực hiện những thay đổi lành mạnh này cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường (yếu tố nguy cơ của đột quỵ.).

Giảm thời gian ngồi giúp cải thiện việc kiểm soát lượng glucose và lưu lượng máu, đồng thời tham gia vào các hoạt động thể chất, thậm chí cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với cường độ nhẹ như nấu ăn và mua sắm... cũng làm giảm nguy cơ tử vong và ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ

Tin liên quan:
  • Thủ phạm ít được để ý nhưng nguy cơ cao gây đột quỵ não
    Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não

    Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa nhiễm trùng nướu và đột quỵ, nhưng một nghiên cứu mới đây còn cho biết, sâu răng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.

  • Thủ phạm ít được để ý nhưng nguy cơ cao gây đột quỵ não
    Ăn “bốn ít” để ngừa đột quỵ

    Không còn là căn bệnh của người lớn tuổi, đột quỵ ngày càng trẻ hóa và là mối đe dọa cho thế hệ trẻ. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm, trong đó nam giới cao hơn nữ giới 4 lần.

  • Thủ phạm ít được để ý nhưng nguy cơ cao gây đột quỵ não
    Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi thời tiết chuyển lạnh

    Trong 2 tuần trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận cấp cứu gần 20 trường hợp bị đột quỵ.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?