Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Cùng với các tỉnh, thành phố ven biển khác, Hà Tĩnh đang triển khai nhiều giải pháp, quyết tâm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) để phát triển kinh tế biển bền vững.
9 tháng năm 2023, Công ty cổ phần XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh mới sản xuất được 230 tấn sản phẩm với doanh thu gần 2,8 triệu USD, đạt 56% kế hoạch cả năm.
Trong bối cảnh khó khăn do suy thoái kinh tế, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân hoạt động trong lĩnh vực lâm, thuỷ sản ở Hà Tĩnh mong mỏi sớm được tiếp cận gói tín dụng ưu đãi.
Khách hàng có dự án, phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm sản, thủy sản sẽ được tiếp cận gói tín dụng 15.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay ưu đãi tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh.
Gần 1 tấn cá giống đã được thả xuống hồ Kẻ gỗ (xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản. Hoạt động cũng nhằm vận động, kêu gọi Nhân dân tích cực chung tay bảo vệ môi trường.
Hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thuỷ sản được tổ chức nhằm tuyên truyền để người dân huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Trước diễn biến thời tiết chuyển rét, ảnh hưởng bất lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh đã ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện những nội dung quan trọng.
Nhờ thành công từ các mô hình nuôi hàu sữa Thái Bình Dương trên dây - loại hải sản được ví như “thần dược” mà người dân xã Kỳ Hà (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ, mạnh dạn mở rộng diện tích nuôi trồng.
Thời tiết bất lợi gây khó khăn trong khai thác, sản xuất cùng với việc giá xăng dầu liên tiếp “leo thang” đã đẩy giá các mặt hàng thủy hải sản, rau củ quả ở Hà Tĩnh tăng cao.
Sau hơn 2 tháng kể từ thời điểm ra quân cao điểm (tháng 7/2021), lực lượng chức năng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã phát hiện, bắt giữ 19 vụ/21 đối tượng sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc đánh bắt thủy sản.
Sau khi hoàn thành, cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có thể đáp ứng tàu có công suất 400CV với 100 lượt/ngày và lượng thủy sản qua cảng 16.000 tấn mỗi năm.
Dịch bệnh trên gia súc diễn biến phức tạp, nhiều người dân Hà Tĩnh e ngại thịt bò, thịt lợn và ưu tiên sử dụng các loại thủy hải sản khiến mặt hàng này trở nên đắt khách.
Đây là hoạt động thường niên do Sở NN&PTNT Hà Tĩnh phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, UBND huyện Can Lộc, Ban Quản lý khu du lịch chùa Hương Tích tổ chức nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Người nuôi trồng thủy hải sản tại Hà Tĩnh đang tất bật thu hoạch và gia cố lại ao hồ, lồng bè, tránh ảnh hưởng của bão số 7 và mưa lớn trong những ngày tới.
Đối với ngư dân Hà Tĩnh, vụ cá nam hàng năm (bắt đầu từ cuối tháng 3 đến hết tháng 9), sản lượng cá trích và cá mu là chủ lực nhưng nay đã giữa vụ, cá mu đang "mất hút", cá trích sản lượng không nhiều...
Thay đổi hình thức quảng cáo, giao hàng, phát triển thêm một số ngành hàng... là giải pháp mà các cơ sở chế biến thủy hải sản ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã ứng biến linh hoạt khi thị trường “đóng băng” do dịch Covid -19.
Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn Lộc Hà (Hà Tĩnh) đạt 4.065 tấn (xấp xỉ 144 tỷ đồng), bằng 135,6% so với cùng kỳ, đạt 64,2% kế hoạch năm 2019.
24 ngày trôi qua, tình trạng ốc hương chết ở Cồn Vạn, Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn tiếp diễn. Đến thời điểm hiện tại đã có 18,6 ha ốc hương bị ảnh hưởng, thiệt hại ước tính gần 90 triệu con giống, 15 hộ nuôi thất thoát hàng tỷ đồng.
Phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu là mục tiêu được Hà Tĩnh đặt ra trong giai đoạn 2019 - 2020 và những năm tiếp theo.
Hà Tĩnh hiện có 3.949 chiếc tàu, thuyền đã đăng ký hoạt động; công tác đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản được các chủ tàu thực hiện đầy đủ, đúng quy định.
Mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao nuôi nước ngọt tại Hà Tĩnh mang lại lợi nhuận 137 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận so với mức đầu tư đạt gần 37%, thể hiện tính ưu việt hơn hẳn so với các đối tượng nuôi nước ngọt hiện nay.
Trước dự báo dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản có nhiều diễn biến phức tạp trong năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các địa phương, ngành chuyên môn tăng cường công tác phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh xẩy ra.
Từ nguồn dự trữ quốc gia, Hà Tĩnh vừa quyết định phân bổ 40 tấn hóa chất sát trùng Chlorine (65% min) cho 7 địa phương vùng biển để sử dụng trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản
Tình trạng sử dụng xung, kích điện đánh bắt cá vẫn diễn ra khá phổ biến tại Đức Thọ khiến nguồn lợi thủy sản trước nguy cơ bị cạn kiệt và hủy diệt môi trường sinh thái, đồng thời đe dọa trực tiếp tới tính mạng người đánh bắt.