Tục lệ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp hàng năm là một nét truyền thống văn hóa đẹp đẽ và mang nhiều ý nghĩa của người dân Việt. Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Một mâm cỗ chỉn chu bao gồm những món lễ đơn giản nhưng mang đủ ý nghĩa dân gian
Chính vì vậy mâm cỗ ngày này cần được phải chỉn chu, đầy đủ sao cho đúng với ý nghĩa dân gian. Nhưng cuộc sống hiện đại ngày càng câu nệ sính lễ đã khiến cho mâm cỗ cúng Táo Quân ngày càng biến tướng trở nên rườm ra, lãng phí.
Bởi quan niệm "trần sao, âm vậy" nên nhiều người đã không ngần ngại bỏ tiền ra mua hàng đống vãng mã về chỉ để đốt. Nhiều người quan niệm "cầu nhiều thì phải biếu nhiều" nên người ta cầu gì sẽ đốt thứ đó, có khi đốt cả biệt thự, ô tô cho ông Công, ông táo. Tính ra có khi mâm cỗ cũng Táo Quân cũng ngốn cả vài triệu bạc.
Vậy cách làm mâm cỗ cúng ông Táo đúng nhất, cách làm một mâm cỗ cũng ông Công ông Táo vừa tiết kiệm lại vừa đầy đủ, chỉn chu như thế nào?
Trước tiên là về lễ để tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời cần chuẩn bị:
- 3 bộ mũ áo quan, trong đó có 2 mũ đàn ông và một mũ đàn bà, mũ đàn. Mũ đàn ông thì có có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.- 3 đôi hài (lưu ý khi mua mũ hai hài cho Táo Quân cần để ý màu sắc để phù hợp với năm ngũ hành. Năm Đinh Dậu 2017 là hành hỏa nên mũ áo màu đỏ cho Táo quân là phù hợp nhất.)- 3 bộ áo quan, 2 cho nam và 1 cho nữ (nếu có điều kiện)- 3 con cá chép sống để các Táo cưỡi về chầu trời.- 1 mâm cỗ mặn gồm: bánh kẹo, trầu cay, rượu tịnh, hương, đèn, nến, môt lọ hoa tươi, 1 đĩa ngũ quả, 1 ít tiền vàng để tượng trưng.
Sau khi chuẩn bị đầy mâm cỗ đầy đủ, nếu gia chủ có có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.
Theo quan niệm dân gian, thời gian cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng vào giờ Ngọ. Từ 11h – 13h là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời nên thời điểm đẹp nhất vẫn là tối 22 và sáng 23 tháng Chạp.
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu trời.
Và khi thả cá xuống ao hồ cần phải cởi bỏ túi nilon, thả ở một vị trí thấp, gần mặt nước chứ không nên ném cá từ trên thành cầu xuống dưới sông, cá rất dễ bị chết.
Đây được coi là các bước chuẩn bị và các bước thực hiện đầy đủ và chính xác nhất do TS. Nguyễn Hoàng Diệp, chuyên gia về lĩnh vực văn hóa, phong thủy tư vấn cho độc giả qua báo chí.
Tuy nhiên, theo ông nếu gia chủ không có điều kiện thì vẫn có thể chuẩn bị mâm cỗ đơn giản hơn vì điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của gia chủ chứ không phải câu nệ chuyện sính lễ, vật chất.
Còn theo tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh (Phó Viện trưởng, Viện Công nghệ giáo dục) chia sẻ: Đồ cúng Táo quân thường là các loại kẹo bánh có vị ngọt, hy vọng thần ăn sẽ không bẩm báo những chuyện nhỏ nhặt với Ngọc Hoàng. Cúng tế xong, gia chủ nên đem đồ ngọt bôi quanh miệng bếp, tượng trưng miệng thần dẻo ngọt không nói chuyện xấu.
Người cúng trong lễ tiễn thần bếp nên là đàn ông - người trụ cột của gia đình. Sau khi tiễn Táo quân, gia chủ bắt đầu được quét dọn hay còn gọi là “quét tàn tinh”. Tuy nhiên, nhà nào năm đó có tang thì không được quét, dân gian kiêng khói bụi bay vào mắt người đã chết.
Quét dọn xong, gia chủ sẽ tiến hành “lau rửa”. Không chỉ có ý nghĩa làm vệ sinh môi trường xung quanh, nó còn có ý nghĩa tạo sự thanh tịnh trong thâm tâm, phản tỉnh những sai lầm mắc phải trong cả năm.