Tiếp tục đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

(Baohatinh.vn) - Năm học 2022-2023, ngành giáo dục xác định chủ đề “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”.

Sáng 12/8, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; đại diện các bộ, ban ngành Trung ương. Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng các thứ trưởng.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Tiếp tục đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Toàn cảnh điểm cầu Hà Nội. (Ảnh Báo Giáo dục và Thời đại).

Năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên ngành giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng thời tiếp tục thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về GD&ĐT. Đây là năm học thứ 2, ngành triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tiếp tục đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành. Nhiều nhiệm vụ quan trọng không thể tiến hành theo đúng kế hoạch, ảnh hưởng tới phát triển đội ngũ, tài chính, việc dạy học và chất lượng giáo dục, tư tưởng, tâm lý của đội ngũ nhà giáo, trẻ em, học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh.

Trước tình hình đó, ngành đã linh hoạt ứng phó, chuyển trạng thái hoạt động, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD&ĐT. Theo đó, các địa phương đã chủ động, linh hoạt xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch năm học thích ứng với diễn biến của dịch COVID-19; tổ chức dạy học các nội dung môn học, hoạt động giáo dục với thời lượng hợp lý, đảm bảo yêu cầu đầu ra của chương trình GDPT; tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát, kết hợp dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp…

Tiếp tục đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2021-2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023.

Từ sự nỗ lực của ngành, sự đồng hành của các địa phương trong các hoạt động đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, chương trình sóng và máy tính cho em…, kết thúc năm học 2021-2022, ngành giáo dục đã hoàn thành mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch, vừa hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng GD&ĐT.

63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện đảm bảo. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 đã được tổ chức thành công, bảo đảm nghiêm túc, công bằng và an toàn, với tỷ lệ thí sinh dự thi đạt 98,75%.

Tiếp tục đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Chất lượng đại trà và mũi nhọn bậc giáo dục phổ thông tiếp tục được củng cố, nâng cao; kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, công tác tuyển chọn, tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế tiếp tục đổi mới và đạt được kết quả tốt. Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020.

Tại hội nghị, các đại biểu đã có nhiều ý kiến làm rõ những tồn tại, hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời bàn các giải pháp, phương hướng nhiệm vụ thực hiện trong năm học mới.

Theo đó, xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”, ngành giáo dục tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý; chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh để đảm bảo duy trì các hoạt động dạy học. Tăng cường công tác chính trị đối với nhà giáo và học sinh, sinh viên; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục…

Tiếp tục đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo hội nghị: (Ảnh chụp từ màn hình)

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận đánh giá cao những nỗ lực của ngành giáo dục, cán bộ giáo viên, học sinh trong việc khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Giáo dục là vấn đề luôn luôn được xã hội quan tâm, đó là điều may mắn nhưng cũng là áp lực lớn đối với ngành. Bởi thế, để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, ngành cần thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn bất cập, hạn chế để khắc phục.

Trước mắt, để thực hiện nhiệm vụ trong năm học mới, cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục; thực hiện dạy học thực chất để giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng môi trường văn hóa, đảm bảo dân chủ trường học từ bậc phổ thông trở lên. Phải rà soát, chủ động đề xuất tham mưu công tác tự chủ trong các trường để tạo điều kiện đảm bảo đội ngũ cho những trường ở vùng khó khăn, tạo điều kiện học tập, sinh hoạt cho học sinh vùng dân tộc, miền núi. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, trong công tác quản lý; tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà nước, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

Trước mắt, để chuẩn bị cho năm học mới, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ GD&ĐT cần chủ động phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất bổ sung các quy định về các nguồn đóng góp tự nguyện; tiếp tục rà soát về hoạt động dạy thêm, học thêm, kiểm tra đánh giá; đẩy mạnh chuyển đổi số; giáo dục STEM để thúc đẩy phương pháp học tập bổ trợ lâu dài; ứng dụng CNTT để đổi mới căn bản toàn diện thiết bị, đồ dùng dạy học.

Các địa phương cần có kế hoạch cụ thể trong việc bổ trợ kiến thức cho học sinh; phân bổ tuyển dụng biên chế mới được bổ sung một cách hợp lý; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về vấn đề giá dịch vụ giáo dục, học phí để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và các dịch vụ trong trường học.

Với tinh thần: “Linh hoạt, sáng tạo, đảm bảo an toàn, giữ vững chất lượng”, năm học 2021-2022 ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo đúng kế hoạch.

Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường, tỷ lệ trẻ 5 tuổi học 2 buổi trên ngày đạt 100%; công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 được thực hiện đồng bộ, đảm bảo chất lượng. Việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số được triển khai mạnh mẽ; công tác khuyến học, khuyến tài có bước đột phá mới. Công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo an toàn, đúng quy chế; chất lượng đại trà, mũi nhọn được củng cố và nâng cao; điểm bình quân các môn thi tốt nghiệp THPT của Hà Tĩnh xếp thứ 9 trong cả nước (vượt 9 bậc so với năm học 2020-2021), và xếp thứ 5 toàn quốc về số lượng học sinh giỏi quốc gia.

Chủ đề CHÀO NĂM HỌC MỚI

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.