Tiếp tục xóa xóm “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

(Baohatinh.vn) - Năm 2001, BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh ban hành Chỉ thị 16 về việc kết nạp đảng viên mới để xóa tình trạng xóm không có đảng viên và thu hẹp diện chi bộ sinh hoạt ghép. Tháng 8/2009, tiếp tục ban hành Nghị quyết (NQ) 09 về “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”, xác định phát triển đảng viên, thành lập chi bộ ở các thôn, xóm là biện pháp quan trọng để đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Những kết quả tích cực

Sau khi có chỉ thị, NQ của Tỉnh ủy, các huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê đã cụ thể hóa bằng NQ và tổ chức quán triệt ở huyện, xã, nhất là các xã còn thôn, xóm chưa có đảng viên; thành lập ban chỉ đạo, phân công các thành viên theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện NQ ở từng cơ sở.

Tiếp tục xóa xóm “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép ảnh 1

Lãnh đạo xã Ân Phú (Vũ Quang) họp bàn về công tác phát triển đảng viên tại các chi bộ thôn xóm.

Các cấp ủy cũng đã tập trung lãnh đạo phát triển đồng bộ kinh tế, văn hóa - xã hội ở các thôn xóm vùng sâu, vùng xa, khó khăn; hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống; xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Các đoàn thể nhân dân đã phối hợp với cấp ủy xã lựa chọn cán bộ đủ điều kiện làm công tác đoàn thể đưa vào hoạt động trong các phong trào để tạo nguồn kết nạp. Vì vậy, huyện Cẩm Xuyên và Hương Khê kết nạp được số lượng đảng viên lớn, trong đó, khá nhiều đảng viên là giáo dân và dân tộc thiểu số.

Trong 5 năm (2009-2014), Cẩm Xuyên đã hoàn thành việc xóa thôn, xóm không có đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép; Hương Khê đã xóa 4 xóm không có đảng viên và 8 chi bộ sinh hoạt ghép; bản Rào Tre (Hương Liên) cũng đã kết nạp được 3 đảng viên người dân tộc Chứt, sắp tới sẽ thành lập chi bộ.

Nhờ các chủ trương, giải pháp đúng đắn, tích cực, tại các huyện Hương Sơn, Thạch Hà… số đảng viên mới kết nạp tăng cả về số lượng và chất lượng, góp phần xóa thôn, xóm không có đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép. Nhiệm kỳ 2010-2015, trung bình mỗi năm, Hà Tĩnh kết nạp 3.200-3.400 đảng viên, trong đó, khoảng 17-20 đảng viên giáo dân và người dân tộc thiểu số. Từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã xóa được 14 thôn, xóm không có đảng viên và 16 chi bộ sinh hoạt ghép; hiện còn 8 thôn, xóm (tổ dân phố) chưa có đảng viên và 16 chi bộ sinh hoạt ghép.

Tiếp tục lộ trình

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển đảng viên và tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế. Những thôn, xóm (tổ dân phố) chưa có đảng viên và tổ chức đảng đều tập trung ở các xã miền núi, ven biển và địa phương có đông đồng bào công giáo. Một số huyện, thành, thị ủy chưa thật sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt việc xóa thôn, xóm chưa có đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép; một số nơi tuy đã phát triển được đảng viên, song có nguy cơ tái “trắng”…

Tiếp tục xóa xóm “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép ảnh 2

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đức Thọ luôn chuẩn bị kỹ và kiểm tra, lưu trữ cẩn thận các bài báo phục vụ tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng bộ

Đề cập đến các giải pháp để khắc phục tình trạng trên, đồng chí Lê Đăng Chất - Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy và một số cán bộ làm công tác tổ chức ở một số đảng bộ cho rằng, cần quán triệt đầy đủ các chỉ thị, NQ của Đảng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng và phát triển đảng viên ở nơi chưa có tổ chức đảng và đảng viên, tạo sự thống nhất và đồng bộ trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên. Đồng thời, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác phát triển Đảng; chú trọng bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên là đoàn viên thanh niên, hội viên hội nông dân, hội phụ nữ…

Các tổ chức Đảng cần rà soát, nắm chắc tình hình, diễn biến công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng và phát triển đảng viên ở từng đơn vị, địa bàn, có biện pháp phù hợp và lộ trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện việc phát triển đảng viên và tổ chức đảng ở những vùng chưa có tổ chức đảng, đảng viên.

Đặc biệt là thường xuyên tổng kết thực tiễn, kịp thời biểu dương, nhân rộng điển hình trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng và phát triển đảng viên; tập trung chỉ đạo từng vùng, địa bàn có vướng mắc, tạo điều kiện giải quyết dứt điểm những thôn, xóm, tổ dân phố “trắng” đảng viên và tổ chức đảng.

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.