Hà Tĩnh đang tập trung cao việc hỗ trợ hội viên và bà con nông dân phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn và quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản.
Báo cáo của Sở Công thương, trong 5 ngày diễn ra tuần lễ sản phẩm tiêu biểu Hà Tĩnh tại Hà Nội, tổng giá trị hàng hóa giao dịch mua bán đạt khoảng 8 tỷ đồng.
Tuần lễ nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, làng nghề Hà Tĩnh tại Hà Nội (diễn ra từ 3/11 - 7/11) vừa kết thúc đã mở ra cơ hội xúc tiến thương mại mới cho các đơn vị sản xuất của tỉnh để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng và các nhà phân phối lớn.
Năm 2022, Hội Nông dân và Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh dự kiến thu thập thông tin của 95.000 hộ sản xuất nông nghiệp để cập nhật, giới thiệu và bán sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn/Agri-postmart.vn.
Qua khảo sát, sản phẩm cam Hà Tĩnh được đại diện Bộ Công thương, Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce (thuộc Tập đoàn Masan) đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã cũng như sự đầu tư bài bản trong sản xuất.
Thông qua hội nghị giao thương trực tuyến giữa Hà Tĩnh và Quảng Trị, dự kiến có 23 cặp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà phân phối của 2 tỉnh sẽ kết nối, hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
Các cơ quan, đơn vị tại Hà Tĩnh sẽ tăng cường quảng bá, chỉ đạo doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tăng khả năng tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn đang vào vụ thu hoạch để hỗ trợ cho các địa phương trong tỉnh và toàn quốc.
Kiểm tra tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản, lãnh đạo Hà Tĩnh đề nghị các địa phương tạo điều kiện về máy móc hỗ trợ người dân khẩn trương thu hoạch lúa, tạo thuận lợi cho thương lái thu mua nông sản cho bà con.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các địa phương phải khẩn trương đôn đốc nông dân hoàn thành thu hoạch lúa xuân. Đặc biệt, phải tạo điều kiện tốt để doanh nghiệp, tư thương mua, tiêu thụ lúa cho bà con nông dân.
Các tổ hợp tác, hợp tác xã xây dựng sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thúc đẩy phát triển chuỗi liên kết sản xuất.
Hàng trăm sản phẩm nông nghiệp như gạo, hải sản, thịt lợn, rau củ, nước mắm, cam, bưởi... do nông dân Hà Tĩnh cung cấp thông qua cửa hàng nông sản an toàn được bán với mức giá hợp lý đã trở thành địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng. Và, mô hình này cần được phát triển rộng khắp.
Để phát triển sản xuất bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, người nông dân Hà Tĩnh phải có chiến lược sản xuất và tạo ra sự khác biệt; sản xuất sản phẩm thị trường thiếu, cần, hướng đến thị trường toàn cầu...
Ngày 7/12, Tổ đại biểu HĐND tỉnh bầu tại huyện Đức Thọ tiến hành thảo luận các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVII sắp tới. Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Nguyễn Thị Gái cùng dự.
Để “khơi nguồn nông sản Việt” cần thực hiện hai giải pháp cốt lõi là thúc đẩy thị trường tiêu thụ và liên kết sản xuất. "Chính phủ xin hứa với bà con nông dân sẽ hoàn thiện hơn nữa các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xúc tiến thương mại, đầu tư và sẵn sàng ‘đi chợ’ cùng bà con nông dân".
Việc Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản được thành lập cho thấy Bộ NN&PTNT muốn rốt ráo giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông sản trong nước.
Để chấm dứt tình trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của nông sản là được mùa mất giá mà được giá thì mất mùa, cần tăng cường tiêu thụ nông sản qua các hợp đồng liên kết, khép kín chuỗi liên kết trong nông nghiệp.