Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).

Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường xảy ra khi bạn có quá nhiều đường, còn được gọi là glucose

Bệnh tiểu đường xảy ra khi bạn có quá nhiều đường, còn được gọi là glucose. Thông thường, khi cơ thể bạn tiêu hóa thức ăn, đường sẽ đi vào máu, sau đó đi vào tế bào của bạn, nơi nó đóng vai trò là nhiên liệu cho các tế bào.

Đường đi vào tế bào với sự trợ giúp của hormone insulin. Khi bạn ăn, tuyến tụy tiết insulin vào máu. Khi insulin lưu thông, nó hoạt động giống như một chiếc chìa khóa cho phép đường đi vào tế bào và làm giảm lượng đường trong máu.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường, quá trình này không làm việc theo cách đúng. Thay vì cung cấp năng lượng cho tế bào, đường sẽ tích tụ trong máu của bạn.

Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường, theo các chuyên gia:

COVID-19 và bệnh tiểu đường

Theo các nghiên cứu gần đây, những người bị nhiễm COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau đó một năm cao hơn 40% - Tiến sĩ y tế Kathleen Wyne cho biết.

Chế độ ăn

Một nghiên cứu trên 200 nghìn người được công bố trên tạp chí PLoS Medicine cho thấy chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm như trái cây, đậu, hạt, rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, trong khi những người tiêu thụ ngũ cốc tinh chế và quá nhiều đường có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.

Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống có lẽ tác động lớn nhất đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Chuyên gia dinh dưỡng Robert H. Shmerling cho biết: “Với sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Mỹ, các nghiên cứu xác định các phương pháp phòng ngừa là đáng được chú ý. Chế độ ăn uống lành mạnh hơn, có lẽ tác động lớn nhất đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn”.

Không tập thể dục

Các chuyên gia cho biết, tập thể dục rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Theo đó, những người mắc bệnh tiểu đường đi bộ ít nhất 2 giờ một tuần ít có nguy cơ tử vong vì bệnh tim hơn những người ít vận động và những người tập thể dục 3- 4 giờ một tuần thậm chí còn giảm nguy cơ mắc bệnh hơn thế nữa.

Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường dành ít nhất 4 giờ một tuần để tập thể dục vừa phải (bao gồm cả đi bộ) hoặc vận động mạnh có nguy cơ phát triển bệnh tim thấp hơn 40% so với những người không tập thể dục.

Những lợi ích này vẫn tồn tại ngay cả sau khi các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, bao gồm BMI, hút thuốc và các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

Ngồi cả ngày (Đặc biệt đối với phụ nữ)

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ cho thấy những phụ nữ ngồi trong thời gian dài trong ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kháng insulin cao hơn.

Tiến sĩ Thomas Yates, giảng viên cao cấp về hoạt động thể chất, hành vi ít vận động và sức khỏe của trường Đại học Leicester (Mỹ) cho biết tác động của việc ngồi lâu trong ngày có hại đến kháng insulin và viêm mãn tính mức độ thấp ở phụ nữ chứ không phải nam giới.

Theo các chuyên gia, cho dù những phụ nữ đáp ứng các khuyến nghị quốc gia về 30 phút tập thể dục mỗi ngày song vẫn có thể ảnh hưởng sức khỏe nếu họ ngồi trong suốt thời gian còn lại của ngày.

Do đó, việc phụ nữ dành ít thời gian ngồi hơn có thể là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh mãn tính.

Thừa cân

Thừa cân hoặc béo phì là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường. Mối liên hệ giữa chất béo quá mức và bệnh tiểu đường rất mạnh mẽ nên đã dẫn đến một thuật ngữ mới: “bệnh tiểu đường”.

Bác sĩ chuyên khoa nội tiết Jay Waddadar cho biết: "Một số người không hiểu tầm quan trọng của việc thực hiện các bước để kiểm soát nó vì họ cảm thấy khỏe vào thời điểm chẩn đoán. Nhưng đó là một sai lầm lớn. Tiểu đường là một căn bệnh âm thầm gây hại cho cơ thể bạn nếu nó không được kiểm soát, ngay cả khi bạn cảm thấy ổn.

Theo SKĐS

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?