Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 263 lượt khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh giai đoạn cuối năm.
Dư nợ thương mại – dịch vụ của các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh hiện đạt gần 63.000 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với cuối năm 2023 và chiếm trên 75% tổng dư nợ toàn địa bàn.
Các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 222 lượt khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Tính đến ngày 31/7/2024, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh ước đạt 107.900 tỷ đồng, tăng khoảng 7,34% so với thời điểm cuối năm 2023.
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 200 lượt khách hàng, tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh huy động vốn, tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên.
31/12 là ngày mà các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh chốt tất cả chỉ số tăng trưởng của năm 2023. Các cán bộ, nhân viên ngành tài chính - ngân hàng đang tập trung cao cho nhiệm vụ quyết toán với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm.
Trước động thái giảm lãi suất điều hành vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua, người dân và doanh nghiệp ở Hà Tĩnh mong muốn các ngân hàng thương mại sẽ sớm hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh nhiều khó khăn.
Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Chỉ 6 ngày sau đó, Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Hà Tĩnh được thành lập, đồng hành cùng hệ thống chính trị, thực hiện tốt các giải pháp về chính sách tiền tệ, trở thành động lực hỗ trợ KT-XH địa phương phát triển.
Nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại Hà Tĩnh cho rằng, tình hình dịch bệnh mới sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn…
Chi nhánh NHNN Hà Tĩnh đã thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành về cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao cạnh tranh cấp tỉnh. Kể từ đầu năm đến nay, tổng số thời gian cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của chi nhánh là 756 ngày.
Trước Tết Kỷ Hợi 2019, ngành ngân hàng Hà Tĩnh đã xây dựng “kịch bản” chi tiết nhằm cung ứng đủ nhu cầu tiền mặt cho các cơ sở SXKD và người dân. Bên cạnh đó, ngành còn chủ động các phương án đảm bảo an toàn, thông suốt hệ thống ATM.
Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, doanh số cho vay trên địa bàn đến thời điểm này đạt trên 49.000 tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã huy động được gần 47.000 tỷ đồng, tăng khoảng 12,65% so với đầu năm 2018.
Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh đã giải ngân cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất với doanh số đạt gần 16 tỷ đồng cho 44 khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”.
Chiều nay (26/5), Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh - Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh Quốc hội dẫn đầu đoàn Hà Tĩnh tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Tại hội thảo về góc độ chính sách và pháp luật trong xử lý nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối ngày 23/5 tại Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng nợ xấu phát sinh chính là sự bất ổn của nền kinh tế và những người gây ra tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật một cách tường minh chứ không có sự bao che hay dung túng bất kỳ ai.
Thống đốc NHNN vừa ban hành công văn số 6960/NHNN-TTGSNH về việc chấn chỉnh cho vay mới trả nợ trước hạn và/hoặc cấp tín dụng theo hình thức cho vay tuần hoàn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD).