Trong khi hai dòng xe lắp ráp có mức tăng thấp nhất, chỉ 5-6 triệu, thì các dòng xe nhập khẩu tăng 16-40 triệu. Cụ thể như sau:
(Các dòng Raize, Yaris, Land Cruiser, Prado, Alphard chỉ bán ra một phiên bản)
Mức giá này sẽ áp dụng cho các xe xuất hóa đơn từ 1/5. Như vậy, khách hàng sẽ còn một tháng để mua các dòng xe trên với mức giá chưa tăng. Các dòng xe không tăng giá đợt tới là Wigo , Corolla Altis , Avanza Premio , Veloz Cross , Fortuner . Trong khi các dòng như Hilux , Rush không còn xe bán.
Toyota Việt Nam giải thích giá phụ thuộc nhiều yếu tố, dựa vào từng giai đoạn cũng như chiến lược của mỗi dòng xe mà hãng sẽ điều chỉnh giá cho phù hợp. Trong khi đó các đại lý thì lý giải với khách là do giá vật liệu, chip bán dẫn, phí vận tải tăng nên phải tăng giá xe để bù chi phí, đồng nghĩa với việc không làm thay đổi nhiều mức lợi nhuận.
Toyota Corolla Cross tại Hà Nội. Ảnh: Minh Quân
Một số đại lý Toyota tại khu vực Hà Nội bắt đầu gợi ý khách hàng đặt cọc lấy xe sớm để tránh việc tăng giá từ 1/5. Mức giá mới sẽ áp trên ngày xuất hóa đơn, nên nếu khách hàng đặt cọc, ký hợp đồng trong tháng 4 mà xuất hóa đơn vào tháng 5 thì vẫn phải chấp nhận theo mức giá mới.
Theo đại lý, điều kiện xuất hóa đơn ở mỗi đại lý sẽ có cách làm khác nhau, nhưng thường sẽ áp dụng khi khách đã thanh toán 100% giá trị xe hoặc với khách hàng trả góp đã nộp đủ đối ứng và kèm với bảo lãnh từ phía ngân hàng.
Ngoài việc tăng giá niêm yết, nhiều mẫu xe của Toyota cũng đang bị kênh giá tiền mặt, phụ kiện từ đại lý để có suất giao ngay. Các mẫu xe bị yêu cầu mua thêm phụ kiện là Raize , hay kênh giá như Veloz 50-60 triệu, Land Cruiser LC300 gần 1,2 tỷ đồng.
Trước Toyota, Kia cũng đã tăng giá một số dòng xe cũng do ảnh hưởng từ chuỗi cung ứng toàn cầu. Không chỉ tăng giá, nhiều hãng xe còn rơi vào tình trạng thiếu xe do không đủ linh kiện lắp ráp.