Các tài xế không được dừng xe quá 5 phút tại trạm thu phí và không đỗ xe cách trạm khoảng 100-200m. Yêu cầu này được Tổng cục Đường bộ Việt Nam đưa ra với mục đích tránh ùn tắc giao thông, đặc biệt là trong dịp trước - trong - sau Tết Nguyên đán 2018.
Trước việc khối lượng khắc phục tồn tại, sửa chữa mặt đường tuyến quốc lộ 1 đoạn BOT qua Hà Tĩnh chưa đáp ứng yêu cầu, Khu Quản lý đường bộ II đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam căn cứ theo quy định để xem xét, quyết định tạm dừng thu phí.
Cienco4 cho rằng, dự án trung tu đường lần 2 với kinh phí 61 tỷ đồng sẽ xử lý triệt để hư hỏng trên quốc lộ 1 đoạn BOT dài 35 km qua Hà Tĩnh, tuy nhiên, ngành chức năng lại đánh giá việc này khó khả thi.
Quốc lộ 1 đoạn từ Nam cầu Bến Thủy tới Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản yêu cầu Tập đoàn Cienco4, Chi nhánh BOT tuyến tránh TP Vinh khắc phục, sửa chữa nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu. PV Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà về nội dung này.
Dù tỉnh Hà Tĩnh và cơ quan quản lý đường bộ đã nhiều lần có văn bản đề nghị xử lý triệt để các hư hỏng, xuống cấp trên tuyến quốc lộ 1 nhưng theo đánh giá của Khu Quản lý đường bộ II, Cienco 4 vẫn chưa thực sự quan tâm công tác khắc phục.
Sau khi hoàn thành việc tháo dỡ Trạm Thu phí Cầu Rác trên quốc lộ 1 ở Hà Tĩnh, đơn vị thi công đang thảm lại mặt đường bê tông để tạo độ êm thuận, an toàn cho người và phương tiện qua lại..
Trạm thu phí cầu Rác trên quốc lộ 1 đoạn qua xã Cẩm Trung (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang được tháo dỡ nhằm đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) cho người và phương tiện di chuyển qua khu vực này.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 849/CĐ-TTg đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí giao thông đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Hiện nay, trên các quốc lộ đã có 30 trạm thu phí BOT có làn thu phí tự động, Bộ GT-VT đưa ra mục tiêu đến cuối năm nay, tất cả các trạm thu phí đều có làn thu phí tự động.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, về vấn đề đổi tên gọi Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ thành Trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ sẽ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chính thức vào ngày 10/7.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các nhà đầu tư BOT, Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam phải lắp bảng điện tử để công khai các thông tin tại các trạm thu phí.
Doanh nghiệp dự án phải báo cáo giải trình về sự chênh lệch mức thu bình quân ngày của 10 ngày kiểm tra, giám sát tăng 8,27% (tương đương 84 triệu đồng/ngày) so với mức thu bình quân ngày của 6 tháng trước.