Doanh nghiệp dự án phải báo cáo giải trình về sự chênh lệch mức thu bình quân ngày của 10 ngày kiểm tra, giám sát tăng 8,27% (tương đương 84 triệu đồng/ngày) so với mức thu bình quân ngày của 6 tháng trước.
Trạm thu phí BOT QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang
Tổng cục Đường bộ VN vừa có văn bản báo cáo Bộ GTVT việc kiểm tra, giám sát công tác thu phí đối với trạm thu phí Km152+080 QL1 dự án cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang theo hình thức hợp đồng BOT do Công ty CP Đầu tư BOT Hà Nội – Bắc Giang quản lý và khai thác.
Theo Tổng cục, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện liên tục trong 10 ngày, từ 13h30 ngày 16/12/2016 đến 13h30 ngày 26/12/2016, gồm các nội dung: Giám sát việc xuất, thu hồi vé và số thu từng ca; giám sát hệ thống thiết bị phòng hậu kiểm; giám sát ngoài cabin.
Kết quả, sau 10 ngày, số thu phí sử dụng đường bộ đối với vé lượt trong thời gian giám sát là 10,99 tỷ đồng, bình quân 1,099 tỷ đồng/ngày, tăng 8,27% (tương đương 84 triệu đồng) so với mức bình quân ngày của 6 tháng trước đó (1,015 tỷ đồng).
Về công nghệ thu phí, Tổng cục Đường bộ VN cho biết, thời gian kiểm tra, giám sát hệ thống thu phí một dừng tại trạm hoạt động chưa ổn định còn tồn tại nhiều lỗi: Các máy tính tại làn có lúc bị treo, nhân viên thường phải khởi động lại phần mềm; Hệ thống vòng từ có lúc không nhận ra những xe container gầm cao và xe máy (khi một xe container gầm cao đi qua được tính là hai xe nối đuôi) các trường hợp như vậy được xác định là xe vượt trạm; Các xe máy đi chung với làn xe ô tô và các xe container gầm cao bị nhận dạng hai lần; có hiện trạng truyền dữ liệu bị trễ và phần mềm giám sát hậu kiểm còn hiện thị chồng ghép dữ liệu,…
Căn cứ kết quả giám sát, Tổng cục Đường bộ VN yêu cầu doanh nghiệp dự án khắc phục tình trạng để nhân viên phải mở cưỡng bức khi không nhận diện được vé; phần mềm tại các máy tính làn thu phí bị treo, truyền dữ liệu từ máy tính tại nhà điều hành đến các máy tính tại cổng trạm bị trễ; vòng từ nhận dạng không đúng vé để hệ thống ghi xe vượt trạm; tăng cường kiểm tra công tác thu phí để việc thu phí được công khai, minh bạch; khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng, lắp đặt hệ thống thiết bị thu phí không dừng để sớm đưa vào sử dụng, phục vụ công tác thu phí.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025 nâng tổng sản lượng lương thực lên 52.000 tấn. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 130 triệu đồng/ha
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ người dân, du khách tham quan, mua sắm các đặc sản của tỉnh từ ngày 15 – 17/11.
Công ty CP Thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chính thức đưa Nhà máy Thủy điện Hương Sơn 2 với công suất 6,4 MW vào vận hành thương mại, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Các ngân hàng thương mại trong nước đồng loạt nâng giá USD lên kịch trần, vượt qua mức đỉnh lập hồi tháng 6. Trong khi giá vàng tiếp tục phiên "rơi tự do". Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 14/11 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 14/11/2024: Giá vàng kéo dài đà giảm khi đồng USD, lợi suất trái phiếu kho bạc tăng sau thông tin giá tiêu dùng tháng 10 của Hoa Kỳ tăng.
Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tín dụng, dư nợ của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh hiện đạt 16.028 tỷ đồng, tăng trưởng 18,3% so với thời điểm đầu năm.
Ủ chua thức ăn chăn nuôi là phương pháp đang được nhiều hộ dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) áp dụng rộng rãi, góp phần đảm bảo nguồn thức ăn chủ động trong mùa đông.
Dịp này, Hội đồng thẩm định huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bỏ phiếu xét đề nghị công nhận 3 xã: Cẩm Quang, Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 263 lượt khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh giai đoạn cuối năm.
Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 9999 tiếp tục giảm mạnh, theo đà lao dốc của giá vàng thế giới. Tại Hà Tĩnh, giá vàng hôm nay cũng đã giảm theo xu thế.
Chỉ số Dollar Index vừa chốt phiên tăng lên sát ngưỡng 106 điểm trong khi giá vàng thế giới giảm còn 2.597 USD/ounce. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 13/11 của Báo Hà Tĩnh.
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) đang nỗ lực vận hành hiệu quả để sớm hoàn thành sản lượng điện thương mại, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia giai đoạn cuối năm.
Lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh duy trì thông tin liên lạc với tàu thuyền hoạt động trên biển và hướng dẫn, kêu gọi về nơi tránh trú an toàn trước ảnh hưởng của bão số 8.
Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Từ những diện tích trồng cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp, người dân xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, cho thu nhập cao.
Cây cam thường có tuổi đời từ 3-5 năm nhưng tại gia đình bà Phan Thị Hiền (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang bảo tồn hàng chục gốc cam “cổ thụ” có tuổi đời gần 20 năm.
Dù thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong những tháng đầu vụ đông nhưng các nhà lưới ở TP Hà Tĩnh vẫn xuống giống cây trồng đúng thời vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh triển khai quyết liệt các giải pháp, bố trí hợp lý nhân sự để tăng thu thuế hộ, cá nhân kinh doanh và các khoản thu khác trong những tháng cuối năm.
Sau đợt mưa dài ngày, tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân Hà Tĩnh lại hối hả ra đồng chăm sóc những diện tích đã xuống giống, trồng thêm các loại rau màu.
Hà Tĩnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ lây lan giai đoạn cuối năm rất cao nên các địa phương đang tập trung khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.