Từ một gia đình khó khăn nhưng bằng bàn tay yêu lao động, vợ chồng bà Lâm Thị Mai (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã gây dựng được trang trại tổng hợp cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Nhờ phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại, liên kết, bảo vệ dịch bệnh... nên sản lượng thịt gia cầm của Hà Tĩnh năm 2023 đạt khoảng 26 nghìn tấn, sản lượng trứng đạt 358 triệu quả.
Tiên phong, vượt khó, người đảng viên Lê Văn Bình - Giám đốc HTX Nga Hải (SN 1962, nguyên cán bộ xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã “biến” vùng đất hoang thành trang trại trù phú, với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.
Nỗ lực “giải cứu” 10.000 con gà chết ngạt giúp gia đình anh Nguyễn Huy Phố (Can Lộc) là câu chuyện đẹp về tình người trong lúc khó khăn, hoạn nạn của người dân Hà Tĩnh.
Bỏ phố về rừng lập nghiệp, sau thời gian chịu khó khai khẩn, xây dựng, vợ chồng anh Trần Thanh Nhàn (thôn Minh Châu, xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã có cơ ngơi cho thu nhập cao, khiến nhiều người mơ ước.
Tận dụng triệt để điều kiện thuận lợi đất đai, những năm qua, gia đình anh Trần Xuân Điền (thôn Cao Thắng, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã tích cực phát triển trang trại chăn nuôi tổng hợp với trồng trọt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ chịu khó và tư duy làm kinh tế khoa học, ông Dương Viết Tiến (SN 1967, trú xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã “biến” trang trại bỏ hoang nhiều năm thành trang trại tiền tỷ cho lợi nhuận trên 300 triệu đồng/năm.
Với đức tính cần cù, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Ngọc Dân (SN 1977) ở thôn Vinh Sơn, xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi tổng hợp, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.
Trại nuôi 200 con hươu sao, trong đó 100 con đã cho thu hoạch lộc nhung của anh Nguyễn Hồng Tiệp (SN 1996) - Bí thư Đoàn xã Sơn Giang (Hương Sơn) là một trong những trại nuôi hươu quy mô lớn nhất Hà Tĩnh.
“Rời tay súng, chắc tay cày”, cựu chiến binh Phan Công Thi (SN 1954, thôn Hoa Sơn, xã Kỳ Hoa) đã viết nên "bài ca vỡ đất" ở vùng núi TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Nhiều năm nay, các địa phương ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã phát huy tiềm năng, thế mạnh vườn đồi để làm kinh tế trang trại, gia trại, giúp nông dân từng bước làm giàu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn.
Nhờ thực hiện quy trình khép kín từ trồng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản đến liên kết với các cửa hàng đại lý trong, ngoài tỉnh, sản phẩm cam Hà Tĩnh đã ngày càng vươn xa.
Từ vùng đồi hoang hóa, vợ chồng anh Hoàng Văn Thuận (thôn 1 Khe Giao, xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng cây ăn quả, chăn nuôi… “biến” thành “đất vàng” cho thu nhập cao.
Bằng ý chí, nghị lực và niềm đam mê không mệt mỏi, ông Nguyễn Thanh Sơn (SN 1960, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang – Hà Tĩnh) đã khai hoang trồng trọt, chăn nuôi trang trại có tổng diện tích hơn 50 ha đất rừng, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Nông dân - hai tiếng ấy thật bình dị mà cũng thật thiêng liêng. Ẩn sâu trong những ký tự ấy, là cuộc đời của ông bà ta, mẹ cha ta. Và ẩn sâu trong những ký tự ấy là sự lưu giữ những giá trị văn hóa bất biến của dân tộc, là khát vọng chinh phục những giá trị mới…
Với nguồn thu mỗi năm hơn trăm triệu đồng, mô hình trang trại tổng hợp giữa vùng đồng trũng mênh mông của vợ chồng chị Nguyễn Thị Sơn (thôn Tây Bắc, Thường Nga, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã mở ra hướng đi mới về dồn điền đổi thửa cho người dân nơi đây.
Với quy mô mỗi chuồng 5.000 con, mỗi năm nuôi hơn 3 lứa, trại gà trên đồi cát hoang hóa của ông Nguyễn Đình Hiến - Giám đốc HTX Tài Lực (xã An Lộc, huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh) xuất ra thị trường hơn 75.000 con, thu lãi gần 1 tỷ đồng.
Trang trại của ông Nguyễn Văn Sửu (Tân Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) vừa được chứng nhận trang trại chăn nuôi VietGAP đầu tiên trên địa bàn toàn huyện. Đầu năm đến nay, ông Sửu thu lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng từ trang trại này.
Gần 40 năm về trước, vùng đất tại thôn 1 (nay là thôn Xuân Sơn) xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chỉ là bãi đất hoang, vắng dấu chân người. Nhưng “miền đất chết” giờ đây được phủ kín bởi màu xanh của cây trái, trong đó nổi bật nhất vẫn là vườn cây của ông Hoàng Ngọc Trà - thương binh 3/4.
Bám theo chiếc xe Win - 100 vội vã trên con đường dài hơn 17 km từ trang trại bạt ngàn cây, con đến vùng sản xuất lúa 50 ha, chúng tôi thầm cảm phục sự chịu khó, dám làm của ông chủ 8X - Lê Văn Hoa - phường Kỳ Thịnh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh).
Cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Nguyễn Văn Đồng và chị Đinh Thị Thiên ở xã Hương Đô (Hương Khê - Hà Tĩnh) tiên phong mang cuốc, xẻng vào khai hóa vùng đất Khe Mây. Hiện tại, đồi sim, mua ngày ấy đã biến thành trang trại cam tiền tỷ...
Trở về sau những năm ngồi tù vì một phút nóng nảy, ông Võ Văn Thắng (SN 1960, trú thôn Hoa Thám, xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã quyết tâm “viết” lại cuộc đời và trở thành ông chủ trang trại với thu nhập gần tỷ đồng mỗi năm.
Trong chuyến đi hôm ấy, cùng với thăm các di tích và danh thắng, chúng tôi còn đến một số mô hình kinh tế vùng đồi núi Vũ Quang (Hà Tĩnh). Rừng đẹp và xanh ngời ngợi như thổi luồng khí mát nuôi dưỡng những vườn cam trĩu quả, những đàn lợn hứa hẹn sinh sôi, cho thu nhập tiền tỷ...