(Baohatinh.vn) - Cần có giải pháp linh hoạt, tăng cường phối hợp với doanh nghiệp để tạo việc làm cho học sinh sau khi được học nghề là những vấn đề được nêu ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai mô hình thí điểm đào tạo trung học phổ thông – trung cấp nghề do Sở GD&ĐT tổ chức sáng 31/10.
Năm 2011, Trường THPT Vũ Quang là đơn vị đầu tiên thí điểm đào tạo nghề THPT – trung cấp nghề. Đến năm học 2014 - 2015, có 5 trường thực hiện mô hình này. Đến nay, toàn tỉnh có 36 trường THPT với trên 5.200 học sinh học THPT – trung cấp nghề.
Các ngành nghề chủ yếu là vận hành máy công trình, điện công nghiệp, điện dân dụng, may thời trang, kỹ thuật chế biến món ăn, hàn công nghiệp, thiết kế đồ họa, cơ điện tử, công nghệ thông tin…
Đây là mô hình hoàn toàn đúng đắn, có tác dụng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: nhiều học sinh đăng ký theo phong trào, chất lượng đầu vào của học sinh thấp, bản thân cơ sở đào tạo cũng chưa có định hướng cho học sinh về nghề đã được học; cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề hạn chế…
Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, để phát huy được hiệu quả của mô hình THPT – trung cấp nghề thì phải quan tâm đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh về công tác đào tạo nghề.
Mặt khác, phải tăng cường liên kết với doanh nghiệp để tạo việc làm cho học sinh sau khi được học nghề; phải tập trung nâng cao chất lượng đào tạo THPT – trung cấp nghề, bổ sung cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đào tạo, phát triển chương trình liên thông giữa các hệ trường trung cấp nghề với cao đẳng và đại học…
Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary cùng lãnh đạo chính quyền quận 4, Thủ đô Budapest, Hungary và Sở LĐ-TB&XH đã có nhiều trao đổi về cơ hội, triển vọng hợp tác đưa người lao động Hà Tĩnh sang làm việc tại Hungary.
Phiên giao dịch việc làm năm 2024 tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 250 đoàn viên thanh niên, người lao động tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội làm việc mới.
UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thông báo tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục năm học 2024-2025 theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và Nghị định số 140/2017/NĐ-CP.
Tham gia ngày hội việc làm cho thanh niên Hà Tĩnh năm 2024, các doanh nghiệp tuyển dụng gần 15.000 vị trí việc làm, trong đó có khoảng 12.000 vị trí lao động phổ thông.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Hà Tĩnh II thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024 với các vị trí như sau:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh (Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh) thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024.
Gần 500 công chức phụ trách công tác lao động, việc làm tại Hà Tĩnh được nâng cao năng lực quản lý nhà nước về các lĩnh vực ATVSLĐ, BHXH và Chương trình mục tiêu giảm nghèo.
Lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) gắn với tình hình thực tiễn ở cơ sở.
Thực hiện đầy đủ chế độ theo quy định, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.
Kết thúc lớp đào tạo, các học viên sẽ được Trường Trung cấp Nghề Hà Tĩnh cấp chứng chỉ học nghề để tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, thu nhập ổn định sau khi tái hòa nhập cộng đồng.
17 con bê sinh kế trao cho người dân xã Ngọc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) thuộc Dự án phát triển cộng đồng, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh thông báo tuyển dụng giáo viên năm 2024 theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP và Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Những tháng cuối năm 2024, người lao động ở các doanh nghiệp may trên địa bàn Hà Tĩnh rất phấn khởi vì đơn hàng nhiều, việc làm, thu nhập và các chế độ khác được đảm bảo.
Nếu đề xuất của Bộ LĐ-TBXH được thông qua, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 nhiều hơn 2 ngày so với năm 2023 và năm 2024.
Thông qua lớp tập huấn, các học viên được bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng; hướng dẫn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Lớp học kỹ thuật chăn nuôi gà được tổ chức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những hộ gia đình nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Sơn Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
200 mô hình sinh kế trị giá 700 triệu đồng đã được Công ty TNHH Nhiệt điện Vũng Áng II và Hội LHPN thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trao tặng các hội viên hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Các lớp đào tạo nghề và hỗ trợ mô hình sinh kế giúp huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nâng cao nguồn nhân lực có tay nghề, tạo sinh kế, việc làm và giảm nghèo bền vững.
Vượt qua lầm lỗi của tuổi trẻ, anh Nguyễn Kim Quang (SN 1993, thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã nỗ lực vươn lên, phát triển mô hình kinh tế mang lại hiệu quả.
Với chủ trương “trao cần câu, không trao con cá”, các lớp dạy nghề huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) triển khai đã giúp nhiều hộ dân khó khăn nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định giải thể Trường Trung cấp nghề Việt Nhật, thuộc Viện Quản trị doanh nghiệp (Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam).