Triệu chứng lâm sàng khi mắc Omicron BA.2.75 siêu lây nhiễm?

Biến thể mới Omicron BA.2.75 đã được phát hiện tại Ấn Độ và khoảng 10 nước khác. Biến thể phụ mới này của Omicron được cho là siêu lây nhiễm, còn hơn cả Omicron BA.5. Vậy triệu chứng lâm sàng khi mắc BA.2.75 có gì khác biệt so với mắc COVID-19 thông thường hay không?

1. WHO thông báo về chủng phụ mới của Omicron - BA.2.75 tại 10 quốc gia

Triệu chứng lâm sàng khi mắc Omicron BA.2.75 siêu lây nhiễm?

Sau khi người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tổ chức họp báo để thông báo về biến thể phụ mới của Omicron mang tên BA.2.75 đã được phát hiện ở khoảng 10 quốc gia bao gồm cả Ấn Độ, đã có các cuộc thảo luận xung quanh độc lực, khả năng lây lan cũng như triệu chứng và mức độ nguy hiểm của nó.

Biến thể Omicron đã gây ra làn sóng dịch COVID -19 trên toàn cầu kể từ đầu năm nay và liên tục biến đổi gene. Cho tới nay, vẫn chưa có biến thể nào mới khác biệt ngoại trừ các biến thể phụ của Omicron liên tục xuất hiện.

2. Ca mắc Omicron BA.2.75 đầu tiên từ Ấn Độ?

Trong một video chia sẻ trên nền tảng Twitter, nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan cho biết, một biến thể phụ mang tên BA.2.75 lần đầu tiên được ghi nhận tại Ấn Độ và rồi sau đó xuất hiện tại khoảng 10 quốc gia khác nữa.

Đây là lần thứ 2 một biến thể/biến thể phụ mới được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ.

Biến thể Delta vốn gây ra làn sóng COVID-19 lần thứ hai có mức độ tàn phá trên toàn cầu cũng ghi nhận ca mắc đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 10/2020. Cho đến ngày 11/5/2021, Delta vẫn được coi là biến thể cần quan tâm.

3. Triệu chứng lâm sàng khi mắc biến thể Omicron BA.2.75

Hiện nay, chưa có báo cáo nào về triệu chứng khác biệt khi mắc biến thể Omicron BA.2.75 so với các triệu chứng COVID-19 thông thường hay gặp. Có vẻ như Omicron BA.2.75 thường gây ra triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng khi mắc. Tuy nhiên, còn quá sớm để nói bất kể điều gì về các triệu chứng lâm sàng khi mắc biến thể phụ mới này.

Nhiều chuyên gia y tế cho biết, những ngày gần đây, số ca COVID-19 nặng ít hơn so với trước đó. Triệu chứng COVID thường nhẹ và thường chỉ kéo dài từ 2-3 ngày.

Theo CDC Mỹ, sau đây là các triệu chứng COVID-19 thông thường:

Sốt hoặc ớn lạnh, ho, hụt hơi hoặc khó thở, mệt mỏi, đau cơ hoặc tê mỏi người, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, viêm họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy

Theo CDC Mỹ, 4 triệu chứng điển hình khi mắc Omicron, trong đó bao gồm cả các biến thể phụ của Omicron:

Ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, chảy nước mũi

Mặc dù BA.2.75 có vẻ như được dự đoán là siêu lây nhiễm còn hơn cả BA.5, triệu chứng thường là nhẹ và chỉ kéo dài 2-3 ngày, ở nhiều người thậm chí còn không có triệu chứng. Do là biến thể mới nên các nhà khoa học còn ít thông tin về nó.

Tuy nhiên, người cao tuổi mắc bệnh lý nền nên cẩn thận. Đối với những bệnh nhân khác, nếu gặp bất kể biến chứng nào cũng nên tư vấn bác sĩ để được điều trị phù hợp.

Theo nhà khoa học trưởng của WHO, biến thể phụ mới này có ít đột biến hơn ở thụ thể gắn với protein gai nhọn của virus. Nhà khoa học Swaminathan cho biết còn quá sớm để biết được biến thể phụ mới này có thêm bất kể đặc tính nào có thể lẩn tránh hệ miễn dịch hơn hay có tiềm năng gây ra bệnh nặng hơn hay không.

4. Các biến thể phụ mới của Omicron đang diễn biến ra sao trên toàn cầu?

Theo WHO, biến thể phụ BA.4 và BA.5 hiện đang dẫn tới những làn sóng COVID trên toàn cầu. Ở những nước như Ấn Độ nơi dòng phụ BA.2.75 đã được phát hiện, WHO đang theo dõi sát sao tình hình.

Hiện nay, WHO đang truy vết BA.2.75 và Nhóm tư vấn kỹ thuật WHO về sự tiến triển của virus SARS-CoV-2 đang thu thập dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới.

Triệu chứng lâm sàng khi mắc Omicron BA.2.75 siêu lây nhiễm?

5. Đại dịch còn lâu mới kết thúc

Với các biến thể mới biến thể phụ mới cứ xuất hiện vài tháng một lần, dường như đại dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc và có thể dịch cứ thế nổi lên liên tục trong nhiều năm tới. Chúng ta nên có cách ứng xử phù hợp với COVID trong cuộc sống hàng ngày để ngăn ngừa bị nhiễm virus. Vì vậy, hãy tự bảo vệ bản thân mình, cho dù là trước BA.4, BA.5 hay BA.2.75, chuyên gia WHO Abdi Mahamud đưa ra lời khuyên.

6. Đeo khẩu trang và sát khuẩn luôn có tác dụng phòng COVID, cho dù là trước bất kể biến thể nào

Những thói quen lành mạnh như đeo khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn và vệ sinh sạch sẽ nhà cửa sẽ gúp cho bạn và gia đình phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Và hãy tránh đưa tay sờ lên mắt mũi miệng.

Khi nghi ngờ hay có dấu hiệu mắc COVID, hãy tự cách ly ở nhà để điều trị và ngăn ngừa lây sang cho người khác.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?