“Tôi mừng phát khóc khi nghe mẹ từ quê điện vào báo chủ trương của tỉnh Hà Tĩnh về việc đưa công dân về quê tránh dịch. Đã vậy, tôi còn được đưa về bằng tàu hỏa, được miễn phí vé tàu, phí xét nghiệm 2 lần... Với tôi, đây là chuyến trở về quê hương ý nghĩa nhất cuộc đời”...
Trong vòng xoáy của đại dịch COVID-19, nhiều người con Hà Tĩnh tha hương mưu sinh đã tìm về trong vòng tay quê mẹ. Cùng với bao tâm tư, trăn trở, những người trở về đang ấp ủ những dự định mới.
Rời Bình Dương do ảnh hưởng dịch COVID-19, anh Phạm Văn Đồng ở thôn Tân Hương, xã Hương Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh) quyết tâm ở lại, lập nghiệp tại quê hương. Và mùa đông năm nay cũng thật đặc biệt với gia đình anh.
Đề phòng số lượng công dân Hà Tĩnh trở về quê từ các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội có thể tăng, các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 đã chuẩn bị cụ thể các phương án.
Sau 12 năm bị lưu lạc, ông Lê Văn Hiểu, trú thôn Phúc Lạc, xã Thạch Thanh, huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh vừa trở về trong niềm vui mừng khôn xiết của người thân và hàng xóm láng giềng.
Gần 40 năm lưu lạc tại Campuchia, ông Bình luôn nhung nhớ và tìm về quê hương Hà Tĩnh, nhưng do sức khỏe yếu, không có tiền, không có giấy tờ nên việc tìm về ngày càng vô vọng, có lúc tưởng chừng ông đã đầu hàng số phận...
Buổi chiều mùa hè, khi cơn mưa rào vừa tạnh, tia nắng yếu ớt hắt lên tán lá xanh bóng nước trước hiên nhà, tôi với tay mở Trần Mạnh Tuấn với “Trở về dòng sông tuổi thơ” qua saxophone. Nỗi nhớ sông quê Hà Tĩnh đậm sâu trong lòng bỗng dội lên cuộn dâng, tha thiết...
Hàng chục ngàn hộ nông dân miền núi Hà Tĩnh đã trở thành chủ rừng kể từ khi thực hiện chủ trương giao đất lâm nghiệp và rừng của Đảng và Nhà nước. Bằng ý chí và lòng say mê lao động, các chủ rừng này đã tham gia tích cực vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nhiều người trong số họ còn “biến” những cánh rừng nghèo kiệt, đồi trọc trở nên xanh tốt, cho thu nhập cao...
Ít ai biết rằng, ở thôn Bắc Văn, xã Thạch Văn (Thạch Hà), lão nông Nguyễn Văn Ánh (SN 1957) dám bỏ ra gần trăm triệu đồng và hiến 30m2 đất ở để làm đường giao thông nông thôn, góp phần thực hiện chương trình xây dựng NTM tại địa phương.
Thầy giáo Nguyễn Văn Phương đến với nghiệp “bảng đen, phấn trắng” khi đã 30 tuổi. Thế nhưng, trong suốt 20 năm gắn bó với sự học trên vùng đất khó, công sức và tâm huyết của thầy đã góp phần làm rạng danh những mái trường.
Kể từ khi giải Nobel văn học được công bố (13/10), Ủy ban Nobel không hề nhận được bất cứ sự phản hồi nào của Dylan và cũng không thể liên lạc với ông.
Ban tổ chức LHP Quốc tế Hà Nội công bố danh sách các tác phẩm tranh giải Phim truyện dài hay nhất, trong đó có “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Sự kiện diễn ra từ ngày 1-5/11.
Mang trong mình nhiều vết thương, thường xuyên phải chịu những cơn đau hành hạ, nhưng thương binh Nguyễn Đình Huệ ở thôn Tân Tiến, xã Đức Lập (Đức Thọ - Hà Tĩnh) vẫn luôn lạc quan, nỗ lực làm kinh tế giỏi, nuôi dạy con cái trưởng thành...
Đó là anh Cao Đức Trâm - Bí thư Chi đoàn thôn Tiến Thọ, xã Yên Hồ (Đức Thọ - Hà Tĩnh). Càng cảm động, nể phục hơn khi biết chàng thanh niên có những hành động cao cả, đầy tinh thần tương thân tương ái này là người không còn được lành lặn khi bị mất 1 cánh tay sau vụ tai nạn lao động...
Hãy luôn kiên cường và không bao giờ từ bỏ hy vọng, đó là những điều bạn sẽ học được từ hành trình bơi dọc biển xanh, tìm lại ký ức và trở về quê hương của cô cá Dory đãng trí.