Trung Quốc công bố hình ảnh gấu trúc bạch tạng độc nhất vô nhị

Con gấu trúc bạch tạng này được cho là duy nhất trên thế giới, được phát hiện lần đầu vào giữa năm 2019 khi đang rảo bước trong rừng tre Tứ Xuyên.

Trung Quốc công bố hình ảnh gấu trúc bạch tạng độc nhất vô nhị

Đoạn phim cho thấy chú gấu trúc bạch tạng tương tác bình thường với đồng loại. Ảnh: Weibo

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV hôm 27/5 đã công bố cảnh quay camera của một con gấu trúc bạch tạng tại Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Ngọa Long, tỉnh Tứ Xuyên.

Các cảnh quay cho thấy con gấu trúc bạch tạng tương tác với đồng loại trắng đen thông thường khác ở độ cao khoảng 2.600 m. Báo cáo cho biết con gấu trúc khoảng 5-6 tuổi và dường như không gặp vấn đề nào về sức khỏe.

Li Sheng, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết đây là con gấu trúc bạch tạng đầu tiên được ghi nhận trong tự nhiên.

“Vẫn chưa rõ liệu gen của nó có được di truyền trong quần thể gấu trúc hay không. Chúng tôi vẫn cần những nghiên cứu tiếp theo”, ông nói.

Nhà chức trách khu bảo tồn đã thành lập một đội đặc biệt để theo dõi chú gấu trúc bạch tạng. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thói quen của nó, đồng thời lắp đặt thêm camera theo dõi.

Chú gấu trúc đặc biệt này lần đầu tiên được phát hiện bởi các camera hồng ngoại tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long vào tháng 4/2019 ở độ cao 2.000m so với mực nước biển.

Những hình ảnh ban đầu cho thấy con gấu trúc có đầy đủ các đặc điểm của hội chứng bạch tạng như màu lông trắng như tuyết, móng vuốt trắng và cặp mắt màu đỏ.

Bạch tạng là một tình trạng di truyền hiếm gặp xảy ra ở cả người và động vật, làm gián đoạn khả năng sản xuất sắc tố melanin trên da. Điều này khiến sinh vật mắc phải dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời và thị lực kém.

Trung Quốc cũng phát hiện 10 con gấu trúc màu nâu quý hiếm trong tự nhiên từ năm 1985 đến năm 2021.

Gấu trúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và chủ yếu sống ở vùng núi các tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Túc. Báo cáo đa dạng sinh học năm 2021 của Trung Quốc cho biết có khoảng 1.860 con gấu trúc trong tự nhiên.

Theo Zing

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?