Tàu hydro đầu tiên trên thế giới chở khách trong thành phố rời khỏi dây chuyền lắp ráp ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên hôm 18/1.
Tàu hydro tốc độ 160 km/h do Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRRC) sản xuất. Ảnh: CRRC
Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRRC) và công ty đường sắt Thành Đô hợp tác phát triển tàu chở khách hoạt động bằng hydro đầu tiên ở Trung Quốc với tầm hoạt động 600 km và không thải khí. Con tàu 4 toa chạy nhờ pin nhiên liệu hydro với bộ đệm siêu tụ điện. Mẫu tàu này có chức năng tự lái, liên lạc bằng mạng 5G, tự động khởi hành/dừng và quay trở lại nơi tập kết.
Tàu hydro sử dụng cùng công nghệ lõi như Fuxing, tàu viên đạn cao tốc do CRRC vận hành. Tàu Fuxing bắt đầu hoạt động năm 2017 và có thể đạt tốc độ tối đa 350 km/h, là một trong những con tàu chạy nhanh nhất thế giới, hoạt động trên mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc với các chặng chủ chốt như Bắc Kinh - Thượng Hải và Bắc Kinh - Quảng Châu.
Hydro được xem là nguồn năng lượng sạch do chỉ tạo ra phụ phẩm duy nhất là hơi nước từ quá trình đốt. Loại nhiên liệu này không tạo ra chất gây ô nhiễm độc hại hoặc khí nhà kính như carbon dioxide hoặc lưu huỳnh dioxide, vốn gắn liền với nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, hydro có thể sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các nguồn tái tạo như gió, mặt trời và thủy điện.
Ở tàu chạy bằng hydro trong thành phố, phản ứng điện hóa của hydro và oxy tạo ra năng lượng trong pin nhiên liệu hydro. Quá trình phản ứng rất êm và ổn định. Các chuyên gia tính toán tàu hydro tốc độ 160 km/h chạy 500 km/ngày có thể giảm hơn 10.000 kg khí thải carbon dioxide mỗi năm. Ngoài ra, phương tiện không cần đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và chi phí bảo dưỡng như các dự án điện khí hóa khác.
Cạnh tranh ngày càng tăng, chi phí leo thang và doanh số bán chậm lại đã giáng một đòn nặng nề vào các nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản. Nhiều công ty đang cân nhắc các nỗ lực tinh giản để vượt qua những trở ngại của ngành.
Ngày 4/11 VinFast và Công đoàn Tài xế và Người lao động Durango tại Mexico đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi xanh giao thông công cộng, bao gồm khả năng mua 3.000 xe điện VF 5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico.
VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ các chủ sở hữu ô tô xăng chuyển đổi xanh sang các dòng ô tô điện VinFast VF 7, VF 8 và VF 9.
Vượt trội về trang bị so với các đối thủ chạy xăng, xe điện VinFast còn thu hút người dùng hơn nhờ chính sách ưu đãi lên đến hàng trăm triệu đồng đến hết tháng 11/2024.
Tại triển lãm ô tô quốc tế Philippines 2024, Toyota Motor Philippines đã chính thức giới thiệu mẫu Corolla Cross H2 Concept. Trong khi các mẫu xe thương mại của Toyota tại Philippines sử dụng pin để tạo thành hệ truyền động hybrid, Corolla Cross H2 Concept chạy bằng nhiên liệu hydro.
Ngày 26/10/2024, Công ty CP Tập đoàn 911 (Tập đoàn 911) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty CP Di chuyển Xanh và Thông minh GSM về việc thuê, mua 2.200 ô tô điện VinFast, với mục tiêu thành lập thương hiệu “911 Taxi”.
Khi VinFast vượt qua tất cả các hãng xe nước ngoài để chiếm vị trí số 1 thị trường với doanh số hơn 9.300 xe điện trong tháng 9/2024, nhiều chủ cây xăng tư nhân chuyển hướng sang trạm sạc nhượng quyền V-GREEN càng củng cố niềm tin vào sự chuyển đổi của mình.
Toyota Việt Nam ra mắt Camry thế hệ mới tại triển lãm VMS 2024, lần đầu bán ra hai phiên bản hybrid, hướng đến chuẩn mực mới trong phân khúc sedan cỡ D.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh xe điện Philippines lần thứ 12 (PEVS), VinFast công bố giá và chính thức bắt đầu nhận đặt cọc mẫu SUV điện 5 chỗ ngồi VF 7.