Trường hợp nào “đăng ảnh người khác lên Facebook" mà không bị phạt?

(Baohatinh.vn) - Nhiều người tỏ ra băn khoăn khi cho rằng, sẽ khó để áp dụng quy định về việc sử dụng hình ảnh của người khác trên Facebook khi chưa được sự đồng ý của người đó sẽ bị xử phạt 20 triệu đồng.

Trường hợp nào “đăng ảnh người khác lên Facebook mà không bị phạt?

Tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook sẽ bị xử phạt 20 triệu đồng.

Từ ngày 15/4, Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử có hiệu lực.

Đáng chú ý, theo khoản 3 Điều 102 của nghị định này thì hành vi: “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật” sẽ bị xử phạt với số tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Với quy định trên, việc đăng tải thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng xã hội khi không có sự đồng ý của chính chủ sẽ bị phạt nặng, với mức phạt cao nhất tới 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra băn khoăn khi cho rằng sẽ rất khó để áp dụng quy định này trong thực tế.

Trường hợp nào “đăng ảnh người khác lên Facebook mà không bị phạt?

Luật sư Phan Văn Chiều - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Châu

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Phan Văn Chiều - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Châu cho biết: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình không phải là một quy định mới mẻ mà ngay từ khi ban hành Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã có chế định về quyền này.

Cụ thể, tại Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Nếu tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân, người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Trước khi Nghị định 15/2020/NĐ-CP ra đời thì chế tài xử lý đối với việc sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được sự cho phép của người đó cũng đã được quy định tại điểm e khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Theo đó, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với tổ chức, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.

“Việc Chính phủ ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ 15/4/2020 thực ra là văn bản thay thế Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, cụ thể hóa quy định trên đây của Bộ luật Dân sự 2015 nhằm mục đích bảo vệ quyền cá nhân đối với hình ảnh của công dân mà Bộ luật này đã quy định” - luật sư Phan Văn Chiều khẳng định.

Trường hợp nào “đăng ảnh người khác lên Facebook mà không bị phạt?

Nghị định 15/2020/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 174/2013/NĐ-CP nhằm thắt chặt việc quản lý đối với các hành vi vi phạm về thông tin trên không gian mạng. (Trong ảnh: 1 thiếu nữ ở Hà Tĩnh đăng tin sai sự thật về dịch Covid-19 bị phạt 10 triệu đồng - ảnh tư liệu).

Tuy nhiên, theo luật sư Phan Văn Chiều, không phải trường hợp nào sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được sự đồng ý của người đó đều bị xử phạt theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Có 2 trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật.

Thứ nhất là hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng. Thứ 2 là hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm: hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động cộng đồng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm uy tín của người có hình ảnh.

Và loại trừ hai trường hợp như trên, khi có hình ảnh bị xâm phạm, người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.