Đến nay, Hà Tĩnh đã cấp được 73 mã số vùng trồng với diện tích hơn 1.000 ha, chủ yếu là những loại cây trồng chủ lực của tỉnh như lúa, chè, cây ăn quả,…
Hơn 100 cán bộ, chủ cơ sở sản xuất huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) được các chuyên gia trang bị những kiến thức truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá; áp dụng mã số, mã vạch, xây dựng thương hiệu.
Chủ thể các sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh sẽ được hướng dẫn phương pháp, giới thiệu quy định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và xây dựng tem, nhãn hàng hóa.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định, việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP sẽ được tổ chức thực hiện bài bản, nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định.
Thông qua mô hình cộng đồng dân cư nông thôn giám sát truy xuất nguồn gốc rau, củ, quả (gọi tắt là rau) E-GAP tại xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh), các thông tin về nguồn gốc sản phẩm được đầy đủ hơn, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.
Nâng cao chất lượng và quy mô sản phẩm để sản phẩm OCOP Hà Tĩnh ngày càng phát triển, vươn xa trên thị trường và mang lại niềm tin cho người tiêu dùng là yêu cầu đặt ra cho chủ thể sản xuất cũng như cơ quan quản lý.
Tại cuộc họp Ban Chấp hành khóa VI, phiên thứ 4 của Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, ông Bùi Nhân Sâm - Chủ tịch Hội Nông dân Hà Tĩnh đã được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội.
Theo quy định, mặt hàng thiết bị điện và điện tử đều phải được kiểm định, công bố chất lượng, dán nhãn… trước khi lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, trên thị trường Hà Tĩnh, vẫn còn một số đơn vị kinh doanh chưa tuân thủ nghiêm quy định của Nhà nước.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại (Sở Công thương Hà Tĩnh) thường xuyên kết nối, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn qua các kênh xúc tiến thương mại quan trọng, từng bước đưa các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến gần hơn với thị trường.
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển với nguồn hải sản phong phú, là cơ hội để các HTX, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến các sản phẩm hải sản chất lượng cao, tham gia chương trình OCOP.
Chiều 15/6, Hội Làm vườn và Trang trại (LV&TT) Hà Tĩnh tổ chức buổi tọa đàm xây dựng mô hình cộng đồng dân cư nông thôn giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau củ quả E-GAP xã Tượng Sơn (huyện Thạch Hà). Chủ tịch Hội LV&TT Việt Nam GS.TS Ngô Thế Dân tới dự.
Sau thời gian khảo sát, Công ty CP Du lịch và Thực phẩm Sao Việt (Hà Nội), HTX Hoàng Hà (xã Tượng Sơn -Thạch Hà) và Hội Làm vườn Hà Tĩnh tiến đến ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả E-VietGap.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã khẩn trương triển khai nhiều giải pháp giúp người chăn nuôi chủ động ngăn chặn bệnh dịch nguy hiểm này.
Cùng với cu đơ Phong Nga, 5 sản phẩm điểm của Hà Tĩnh, gồm: Nước mắm Phú Khương, nem chua Ý Bình, bánh đa nem Thuận Kỷ, nước mắm Lạch Kèn, cam Khe Mây cũng đạt được kết quả tăng trưởng từ 10 - 25% so với trước khi tham gia OCOP.
Với cầu nối là Công ty CP Thực phẩm và Du lịch Sao Việt (Hà Nội), sản phẩm rau - củ - quả của xã viên HTX Hoàng Hà (xã Tượng Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) dự kiến sẽ được đưa vào thị trường các nước Liên minh EU và Nga vào tháng 4/2019.
Đến cuối tháng 12/2018, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã có 9 mặt hàng của 2 HTX được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và dán tem truy xuất nguồn gốc. Đây là nỗ lực lớn của các cơ sở sản xuất trong lộ trình xây dựng thương hiệu và hướng đến phương thức sản xuất hàng hóa.
Trong những ngày áp tết, giữa vùng đồi núi bạt ngàn, những vườn cam chín mọng ở xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang được người trồng cam tỉ mẩn chăm sóc, chuẩn bị xuất bán ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.
Đến với Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh năm 2018, các sản phẩm cam đã bảo hộ thương hiệu, dán tem truy xuất nguồn gốc, thâm canh theo hướng VietGAP… được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Đây là hướng đi đúng để thương hiệu Cam Hà Tĩnh vươn xa trên thị trường.
Tích cực kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư thu mua, chế biến nhung hươu và quảng bá sản phẩm rộng mở thị trường; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc nhung hươu... là những động thái tích cực nhằm nâng tầm nhung hươu Hà Tĩnh.
Với chiếc điện thoại thông minh và một vài thao tác đơn giản, người tiêu dùng có thể phân biệt thật – giả, kiểm tra nguồn gốc các mặt hàng cần mua như bó rau, quả bí… Dù còn khá mới mẻ ở Hà Tĩnh, nhưng đây sẽ là xu thế trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0.
Trong khi chờ kết quả việc dán tem truy xuất, chứng nhận sản phẩm sản xuất theo quy trình nông nghiệp hữu cơ để đưa hàng vào siêu thị, người trồng rau Cẩm Bình (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã sớm lo tìm đầu ra cho hàng trăm tấn bí xanh đang vào mùa thu hoạch rộ.
Tới đây, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh sẽ quản lý, giám sát việc gắn tem điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn. Trong khi các quy định về quản lý vẫn còn nhiều vấn đề bất cập thì người sản xuất chưa mặn mà, người tiêu dùng lại thờ ơ…
Đoàn do Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Tĩnh làm trưởng, thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) tại các địa phương; các cơ sở nhập khẩu, SXKD, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh trong dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu và mùa lễ hội Xuân 2017.
Công tác đảm bảo VSATTP nông, lâm, thủy sản đang phải đối mặt với những thách thức lớn, cần phải thực hiện truy xuất nguồn gốc, liên kết cộng đồng trong sản xuất để có được nguồn thực phẩm an toàn, minh bạch... Đó là những nội dung được các đại biểu tập trung làm rõ tại hội thảo do UBND tỉnh tổ chức vào chiều nay (30/8).