Truyền dinh dưỡng cứu cây xanh bị bão quật đổ

Cây xanh bị bão Yagi quật đổ ở Hải Phòng và Hà Nội đã được trồng lại, nhiều cây cổ thụ được truyền dinh dưỡng trực tiếp để rút ngắn thời gian phục hồi.

Ngày 17/9, ông Lê Văn Tuân, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần công viên cây xanh Hải Phòng cho biết, đến nay, 80% cây xanh gãy đổ ở Hải Phòng đã được trồng lại. Các đơn vị trồng cây đã bổ sung thêm đất giàu dinh dưỡng, tưới nước, thuốc kích rễ và chằng chống để cây sớm hồi phục.

Đáng chú ý, các cây lớn, nhiều năm tuổi ở dải vườn hoa trung tâm như sồi, đa, đề, phượng đỏ, bàng đã được Công ty TNHH Môi trường đô thị Hải Phòng (đơn vị quản lý) tiếp dinh dưỡng vào thân để rút ngắn thời gian hồi phục. Kinh nghiệm này do một nhà vườn chia sẻ và hướng dẫn thực hiện.

Dự kiến đến ngày 25/9, Hải Phòng sẽ hoàn thành việc trồng dựng, cắt tỉa, chống cọc hệ thống cây xanh bị gãy đổ, nghiêng, bật gốc. Trong đó, thành phố ưu tiên trồng dựng những cây bị bật gốc trước ngày 20/9. Theo thống kê của UBN TP Hải Phòng, bão Yagi khiến 82.000 cây xanh bị gãy đổ, trong đó, các quận nội thành là hơn 22.000 cây.

Các cây lớn, quý nhiều năm tuổi ở dải vườn hoa trung tâm, được truyền trực tiếp dinh dưỡng vào thân. Ảnh: Lê Tân
Các cây lớn, quý nhiều năm tuổi ở dải vườn hoa trung tâm, được truyền trực tiếp dinh dưỡng vào thân. Ảnh: Lê Tân

Theo Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng), tính đến hết ngày 16/9, khoảng 2.200 cây ở Thủ đô đã được trồng lại, 1.850 cây đang chờ trồng và 62 cây sẽ được di dời về vườn ươm.

Để nhanh chóng phục hồi hệ thống cây xanh, Trung tâm đã phối hợp với các chuyên gia, giảng viên và sinh viên Đại học Lâm nghiệp để thống kê, phân loại và đưa ra giải pháp hiệu quả. Theo chỉ đạo của thành phố, cây cổ thụ, cây quý và cây có đường kính dưới 25 cm sẽ được ưu tiên trồng lại. Cây cổ thụ lớn tuổi sẽ được chăm sóc đặc biệt tại vườn ươm để bộ rễ phát triển trở lại trước khi trồng ở vị trí thích hợp.

Việc trồng và chăm sóc cây xanh đô thị sau bão gặp nhiều khó khăn. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật dưới lòng đất như thoát nước, thông tin đã ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Bên cạnh đó, số lượng cây xanh bị đổ gãy quá lớn, vượt quá khả năng cung cấp của các vườn ươm trong thành phố. Chính vì vậy, việc trồng thay thế dự kiến sẽ kéo dài ít nhất một tháng.

80% cây xanh gãy đổ vì bão ở Hải Phòng đã được trồng lại. Ảnh: Lê Tân
80% cây xanh gãy đổ vì bão ở Hải Phòng đã được trồng lại. Ảnh: Lê Tân
vnexpress.net

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?