Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

(Baohatinh.vn) - Những năm 1960, 1970, 1980 của thế kỷ XX, hàng nghìn du học sinh, lao động Việt Nam đã đến đất nước Lê-nin học tập, lao động, công tác. Cùng với quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, văn học nghệ thuật Nga - Xô viết được đưa vào giảng dạy ở các trường học đã có những ảnh hưởng sâu sắc với người dân Việt Nam.

Đến nay, qua bao biến động của lịch sử, thời cuộc, như là một phần máu thịt, văn hóa Nga vẫn chảy trong những tâm hồn Việt Nam không ồn ào, sôi động, âm thầm mà mãnh liệt.

Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

Lãnh tụ Lênin và cuộc Cách mạng tháng Mười vĩ đại

Hàng năm, cứ đến tháng 11 là tôi lại háo hức chờ đợi các chương trình kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, cứ y như là một người từng sinh sống trên đất nước tươi đẹp ấy vậy. Và vì đam mê vẻ đẹp long lanh của những bài thơ tình Nga, âm điệu dịu dàng lay thức của âm nhạc Nga, phong cảnh mùa thu vàng nước Nga qua những bức tranh của Lê-vi-tan, tôi đã yêu mến văn hóa Nga từ khi nào không biết.

Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

Mùa thu nước Nga

Chỉ biết rằng, mỗi lần gặp bạn bè từng là du học sinh Nga, doanh nhân, học giả Nga, hay đơn giản chỉ là gặp một du khách đến từ nước Nga, tôi lại muốn cùng họ nói vài câu tiếng Nga, hát những giai điệu Nga một thời chúng tôi thường hát: “Thời thanh niên sôi nổi”, “Ca-chiu-sa”, “Đôi bờ”, “Cây thùy dương”, “Ra-xi-a”, “Triệu bông hồng”...

Thỉnh thoảng cùng bạn bè Khoa Văn ngày ấy tụ tập, chúng tôi cùng nhau đọc lại thơ Puskin, Ê-xê-nhin, Ler-mon-tốp, On-ga Béc-gôn và cảm giác như mình đang được sống lại tuổi thanh xuân. Vì niềm yêu mến ấy, tôi đã gia nhập Hội Hữu nghị Việt - Nga của TP Hà Tĩnh và của Liên hiệp các Hội hữu nghị Hà Tĩnh.

Hằng năm, tôi đều được mời tham dự các cuộc giao lưu, gặp gỡ với những người từng sống ở Liên Xô cũ và nước Nga. Họ có thể là trí thức, nhưng cũng có thể là những người hiện nay đang buôn bán, làm những công việc bình thường. Họ cùng nhau hát, cùng nói tiếng Nga, cùng ôn lại những tháng ngày được sống trong tình yêu thương của bạn bè, của nhân dân Liên Xô. Đến đây, tôi mới hiểu sâu sắc một điều: Không riêng tôi, dòng chảy văn hóa Nga đang âm thầm mà mãnh liệt chảy trong trái tim của rất nhiều người Việt Nam.

Trong cuộc gặp mặt cách đây vài năm, tôi đã được nghe anh Trần Đình Hồng - Chủ tịch Hiệp hội Người tiêu dùng Hà Tĩnh đọc nguyên văn bài thơ: “Đợi anh về” của Xi-mô-nốp bằng tiếng Nga. Anh Hồng nguyên là Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh, Phó Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch. Anh sang Nga học Đại học Kinh tế từ năm 1976-1981. Mấy chục năm trôi qua, anh vẫn vẹn nguyên tình yêu ấy với nước Nga và với thi ca Nga.

Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

Biểu diễn văn nghệ nhân ngày thành lập Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội. Ảnh internet

Tối thứ 7 (2/11) vừa qua, VTV1 phát chương trình “Nước Nga trong trái tim tôi”, tôi biết thêm dịch giả Lê Tự Minh, một du học sinh Nga. Vì yêu mến, đắm say với những bản tình ca Nga, thi ca Nga, anh đã dịch rất nhiều bản nhạc Nga ra lời Việt, trong đó có bài “Hoa Ka-ri-na” mà một thời chúng tôi hay hát. Mặc dầu trước đó đã có người dịch, nhưng so với nguyên tác, anh thấy chưa lột tả hết cảm xúc, vẻ đẹp của ca từ nên đã dịch mới.

Trước đây, nói đến các dịch giả tiếng Nga, chúng tôi chỉ biết đến Thúy Toàn, Thái Bá Tân, Bằng Việt. Hóa ra còn nhiều dịch giả thơ, nhạc mà chúng tôi chưa biết đến. Lâu lắm rồi, nhà báo Lại Văn Sâm, một người từng được đào tạo ở Liên Xô cũ mới dẫn chương trình. Sự hiện diện của Hội Hữu nghị Việt - Nga, Nga - Việt, các diễn viên của hai nước, chương trình thực sự làm thỏa mãn rất nhiều khán thính giả.

Những năm qua, với sự khởi xướng của nhiều giáo viên từng học tập ở nước Nga và những người yêu mến nhạc Nga, Trường Đại học Hà Tĩnh có một câu lạc bộ văn học nghệ thuật Nga. Hằng năm, vào dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Mười Nga (7/11), các sinh viên của trường hóa thân trong các vũ điệu, bản tình ca Nga bằng cả hai thứ tiếng khiến các đại biểu Hội Hữu nghị Nga - Việt đến từ nước Nga và du học sinh, lao động, những người yêu mến văn hóa Nga cảm giác như mình đang được sống trên đất nước tươi đẹp ấy.

Khó có thể kể hết những hoạt động của các hội hữu nghị Việt - Nga ở 63 tỉnh, thành và các chương trình, gameshow của nhiều kênh nhiều truyền hình. Hiện nay, khoảng cách địa lý như được xích lại gần bởi những chuyến đi về của doanh nhân, trí thức, du học sinh, người lao động Nga với Việt Nam và với Hà Tĩnh.

Bằng sự chắp nối của Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Huy Hoàng và sự tài trợ của doanh nhân Hoàng Văn Vinh - Chủ tịch Hội Người Việt lại tỉnh Svet-lop, bản Truyện Kiều bằng tiếng Nga đã được nhà thơ trẻ người Nga Vasili Popov thực hiện. Hội Kiều học Việt Nam cũng đã tổ chức hội thảo “Nguyễn Du - Puskin, tương đồng và khác biệt”. Những hoạt động đó vun dày thêm tình hữu nghị Việt - Nga trong sáng, thủy chung, làm giàu có thêm văn hóa Nga, văn hóa Việt Nam.

Đọc thêm

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Podcast truyện ngắn: Đời biển

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.