Pháp luật đời sống

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Vùng biển Hà Tĩnh với nhiều lợi thế đã “hút” tàu giã cào ngoại tỉnh đến khai thác sai quy định với mật độ ngày càng dày đặc. Hoạt động này là một trong những nguyên nhân gây sụt giảm nguồn lợi hải sản cùng nhiều vụ va chạm xảy ra.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Ông Nguyễn Tông Thắng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho hay: “Bờ biển Hà Tĩnh dài 137 km, khá dồi dào các loại hải sản như: cá nục, trích, ve, bạc má, mực… Đặc biệt, đáy biển lại khá bằng phẳng, ít rạn đá (không gây hỏng lưới và ngư cụ) nên là ngư trường ưa thích của tàu cá giã cào ngoại tỉnh. Trong khi đó, đa số phương tiện đánh bắt của ngư dân Hà Tĩnh là tàu nhỏ công suất từ 24 CV trở xuống, trên tàu thường chỉ có 1 - 2 lao động nên rất khó cạnh tranh trong khai thác với những tàu dài hơn 15m vốn cần nhiều lao động”.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Bờ biển Hà Tĩnh dài 137 km, khá dồi dào các loại hải sản như: cá nục, trích, ve, bạc má, mực… Ảnh: Hương Thành.

Được biết, toàn tỉnh hiện có 3.694 tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản các loại nhưng chỉ có 136 tàu có chiều dài trên 15m chuyên nghề đánh bắt xa bờ, còn lại là tàu dưới 24 CV nên khi khai thác trên cùng một vị trí, hệ thống lưới của tàu giã cào ngoại tỉnh dễ dàng “thổi bay” ngư cụ của những tàu nhỏ, khiến ngư dân Hà Tĩnh phải “dạt” vào bờ để tránh thiệt hại.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Tình trạng tàu giã cào ngoại tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều trên vùng biển Hà Tĩnh.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Theo quy định, các tàu giã cào chỉ được khai thác ở phạm vi cách bờ 24 hải lý trở ra. Đối với vùng biển nước sâu Kỳ Anh thì được phép khai thác cách bờ trên 15 hải lý. Thế nhưng, phớt lờ quy định này, những năm gần đây, tình trạng tàu giã cào ngoại tỉnh xuất hiện ngày càng dày đặc trên vùng biển Hà Tĩnh khi khai thác gần bờ, thậm chí cách bờ chưa đến 5 km. Lý do dễ hiểu là khai thác xa bờ “ngốn” nhiều nhiên liệu, khó đánh bắt hơn so với gần bờ. Trên các phương tiện truyền thông, liên tiếp các vụ việc lực lượng chức năng truy đuổi, bắt giữ tàu giã cào tại các vùng biển như: Nghi Xuân, Cẩm Xuyên… được thông tin liên tục khiến rất nhiều người bức xúc.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Lực lượng chức năng Hà Tĩnh bắt giữ nhiều tàu giã cào ngoại tỉnh vi phạm vùng khai thác. Ảnh tư liệu

Đại tá Hoàng Viết Dũng - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cho biết: “Những năm gần đây, tàu giã cào đến vùng biển tỉnh ta khá nhiều và được cấp phép khai thác. Tuy nhiên, trong số này có không ít tàu có hành vi khai thác sai vùng biển quy định. Năm 2019, lực lượng chức năng (Bộ đội Biên phòng và lực lượng kiểm ngư - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã bắt giữ 23 vụ/25 tàu, xử phạt 297,5 triệu đồng. Năm 2020, lực lượng chức năng bắt giữ 39 vụ/52 tàu, xử phạt 527 triệu đồng. Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 22 tàu vi phạm, xử phạt 325 triệu đồng. Điều đáng nói, các tàu giã cào bị bắt giữ đều đến từ các tỉnh quen thuộc như: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định…

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 22 tàu vi phạm, xử phạt 325 triệu đồng.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Theo tìm hiểu, tàu giã cào (đơn hoặc đôi) là loại tàu có công suất máy lớn (từ 90 - 1.000 CV), sử dụng lưới có chiều dài từ 500 - 1.500m, mắt lưới kích thước từ 10 - 15 cm để đánh bắt các loại cá to ngoài khơi. Thế nhưng, các tàu giã cào khai thác gần bờ ở vùng biển Hà Tĩnh lại sử dụng loại lưới mắt dày dưới

5 cm, nhiều lớp, nhiều chì để giăng bắt cá từ đáy bùn đến mặt nước. Vậy nên, khi tàu giã cào lướt qua, từ các loài cá nhỏ mới sinh đến cá trưởng thành đều không có cơ hội chạy thoát, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi hải sản.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Nhiều ngư dân xã Xuân Yên (Nghi Xuân) chia sẻ việc nguồn hải sản thời gian gần đây bị giảm sút so với trước.

Trên thực tế, tại nhiều vùng biển của Hà Tĩnh đã xảy ra tình trạng sụt giảm đáng kể nguồn lợi hải sản. Dù chưa có nghiên cứu cụ thể về thực trạng này nhưng theo nhiều ngư dân, việc hoành hành của tàu giã cào là một trong những nguyên nhân để những chuyến biển không còn “cá đầy khoang” như trước.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Ngư dân Trần Văn Đóa (thôn Yên Liễu, xã Xuân Yên, Nghi Xuân) chia sẻ: “Những năm trước đây, mỗi chuyến đi biển, 2 bố con tôi có thể thu từ 3 - 4 triệu đồng. Thế nhưng, gần đây, thu nhập 300 - 400 nghìn đồng/chuyến cũng khó, thậm chí còn bị lỗ tiền dầu. Tôi nghĩ rằng, việc tàu giã cào càn quét vùng biển gần bờ là thủ phạm làm cho tôm, cá… ngày càng ít đi”.

Nói về thực trạng này, ông Phạm Quang cùng thôn Yên Liễu chua xót: “Hơn 40 năm đánh bắt trên biển, chưa bao giờ tôi cảm nhận rõ nguồn hải sản ngày một cạn kiệt như hiện nay. Vẫn biết giong thuyền ra khơi là lỗ nhưng một vài tháng tôi vẫn ra khơi thả lưới vì… “ngứa nghề” và nhớ biển”.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Nhiều tàu thuyền của ngư dân Nghi Xuân không thường xuyên ra khơi do nguồn lợi sụt giảm. Ảnh tư liệu.

Cách đó không xa, bà con ngư dân xã Thịnh Lộc (Lộc Hà) cũng chẳng khá hơn là bao. “Trước đây, đánh bắt hải sản là nghề cha truyền con nối đối với ngư dân vùng biển Thịnh Lộc, Thạch Kim (Lộc Hà) nhưng bây giờ hải sản ngày càng ít, ngư dân xuất bến rồi trở về “trắng tay” là chuyện thường nên thanh niên địa phương đều chọn con đường khác để lập nghiệp”, anh Nguyễn Thành Nam - Tổ trưởng Tổ Đồng quản lý nghề cá số 5, xã Thịnh Lộc bày tỏ.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Không chỉ ở vùng biển Nghi Xuân, Lộc Hà, thời gian gần đây, ngư dân ở Cẩm Xuyên, Kỳ Anh… cũng ít ra khơi vì sản lượng đánh bắt sụt giảm nghiêm trọng. Ngư dân Trần Văn Đồng (thôn Tân Hải, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) bức xúc: “Tình trạng tàu giã cào ở vùng biển Cẩm Nhượng đã diễn ra từ năm 2017 tới nay, chủ yếu ở vùng lộng. Họ dùng lưới lớn, mắt dày và có nhiều lớp để “quét” hải sản từ tầng đáy đến mặt nước, dùng kích điện đánh bắt nên diệt luôn sự sống của các loại hải sản nhỏ, hải sản vào mùa sinh sản. Vì thế, ngư trường bị hủy hoại, nguồn hải sản ngày càng ít đi. Đầu năm đến nay, số chuyến biển tôi đi chỉ tính trên đầu ngón tay, tàu chủ yếu neo bờ vì sản lượng đánh bắt chỉ được khoảng 30% so với trước. Tàu tôi 5 người đi, mỗi chuyến tính ra mỗi người chỉ thu nhập khoảng 1,2 triệu đồng, chưa bằng 1/3 so với trước đây”.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Sự xuất hiện của tàu giã cào không chỉ ảnh hưởng lớn đối với “miếng cơm manh áo” mà còn đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của ngư dân địa phương.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Gần 7 tháng qua, anh Nguyễn Tiến Nuôi (SN 1979, thôn Tiến Lợi, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh) vẫn chưa hết bàng hoàng khi tàu cá của mình bị đâm chìm giữa biển khơi. Anh Nuôi kể: “Vào khoảng 3h40’ ngày 28/12/2020, khi tôi cùng một bạn thuyền đang kéo lưới tại vùng biển xã Kỳ Phú - cách bờ khoảng 4,5 hải lý thì gặp con tàu lớn lao đến đâm vào, kéo rê hàng chục km. Đến vùng biển Thiên Cầm, chúng tôi may mắn gỡ được lưới bơi vào bờ, thuyền sau đó cũng được tìm thấy tại vùng biển xã Cẩm Nhượng.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Ông Mai Văn Thính ở thôn Lâm Phú Thịnh, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân sợ hãi không dám ra khơi

45 năm làm nghề đánh bắt hải sản ven bờ, nhưng nay, ông Mai Văn Thính (SN 1959, thôn Lâm Phú Thịnh, xã Xuân Liên, Nghi Xuân) gần như chẳng muốn ra khơi vì cảm giác sợ hãi luôn thường trực. Ông Thính nhớ lại: “Hơn 23h ngày 30/7/2020, khi đang đánh lưới mực tại vùng biển thuộc địa phận xã, cách bờ chừng 3 hải lý, thuyền của tôi bị tàu lớn đâm chìm, người văng ra xa. Tôi kêu cứu giữa đêm tối mịt mùng và may mắn được ngư dân gần đó kịp thời ứng cứu”.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Không chỉ phá hại tàu thuyền, ngư lưới cụ, một số chủ tàu giã cào ngoại tỉnh còn bất chấp thủ đoạn, hành hung ngư dân địa phương. Trong tháng 3/2020, 2 vụ việc hành hung ngư dân xảy ra tại vùng biển xã Xuân Yên và Xuân Liên khiến người dân vô cùng bức xúc. Ngày 22/3, ông Trần Văn Đóa (SN 1972, thôn Yên Liễu, xã Xuân Yên) bị những thanh niên trên tàu giã cào dùng mái chèo, điếu cày đánh bầm dập đôi tay; còn ông Lê Lâm (thôn Lâm Hải Hoa, xã Xuân Liên) bị thuyền viên tàu giã cào đánh, bắt lên tàu đưa về xã Diễn Ngọc (Diễn Châu, Nghệ An). 2 ngày sau, nhờ có lực lượng chức năng, ông Lâm mới được thả về.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 1): Khai thác tận diệt và hậu quả của việc giành giật ngư trường

Một vụ truy đuổi, bắt giữ tàu giã cào ngoại tỉnh hoạt động trái phép trên vùng biển Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu.

Được biết, chỉ tính riêng vùng biển khu vực Xuân Liên, Xuân Yên mỗi năm xảy ra 4 - 5 vụ va chạm trên biển khiến ngư dân bị thiệt hại ngư cụ lên đến hàng trăm triệu đồng...

(Còn nữa)

Thiết kế: Thành Nam

Chủ đề Biển Hà Tĩnh

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.