Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại KDL Thiên Cầm đã cận kề. Công an huyện Cẩm Xuyên đã triển khai đồng bộ các phương án để đảm bảo an ninh, an toàn cho sự kiện quan trọng này.
Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động lấn biển phục vụ mục đích phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
Tạm gác lại niềm riêng, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 102 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vùng 1, đóng tại xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lên tàu ra khơi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Triển lãm số 3D “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là hoạt động thông tin tuyên truyền góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân" và "Cuộc thi em yêu biển, đảo quê hương" ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần lan toả tình yêu biển, đảo; giúp bà con ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.
Chỉ cách TP Hà Tĩnh hơn 12 km, biển Thạch Hải (Thạch Hà) đã trở thành điểm đến của hàng ngàn người dân để trải nghiệm các hoạt động giải trí trong bầu không khí mát lành của biển sáng sớm.
Trong tâm hồn và trái tim của ngư dân xã Xuân Yên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), biển là nhà, là sự sống, là hơi thở và là cả cuộc đời. Những câu chuyện đời của họ cũng vì thế mà lắm xúc cảm, tâm tư…
Thức dậy sớm một chút để đón bình minh trên biển Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), bạn sẽ cảm thấy cực kỳ xứng đáng bởi không khí trong lành, mát mẻ, cảnh sắc đẹp đến nao lòng.
Đồn Biên phòng Lạch Kèn (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) đang tạm giữ 2 tàu cá ngoại tỉnh vào vùng biển Nghi Xuân khai thác hải sản trái phép để xử lý theo quy định.
4 tháng đầu năm 2023, các đơn vị thuộc BĐBP Hà Tĩnh đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 13 vụ/13 phương tiện, phạt tiền 195 triệu đồng về các hành vi vi phạm về khai thác hải sản trên biển.
Ít nơi nào như ở Hà Tĩnh, trên vùng biển chỉ 137 km lại chứa đựng nhiều truyền thuyết vừa hư vừa thực gắn với những di tích, danh thắng hùng vỹ, thơ mộng.
Hải đội 102 - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về biển, đảo và tặng quà tết cho ngư dân nghèo Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Thời gian qua, hoạt động chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) kết hợp kiểm tra thiết bị giám sát hành trình có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó phải kể đến vai trò của lực lượng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh trong việc tuyên tuyền nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho ngư dân.
Sò lông bị sóng đánh dạt vào bờ sau bão số 4 khu vực biển Lộc Hà (Hà Tĩnh) đoạn qua thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc. Thấy vậy, hàng trăm người dân địa phương đã đổ ra biển vớt "lộc trời".
Vượt lên những khó khăn nơi đầu sóng, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) luôn vững tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, đảm bảo ổn định an ninh, trật tự, giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển.
Huyện đoàn Nghi Xuân phối hợp với Hải đội 102 – Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về biển, đảo và tặng quà, cờ tổ quốc cho đoàn viên thanh niên và bà con ngư dân xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã tiến hành khảo sát xây dựng trung tâm huấn luyện tại xã Cương Gián (Nghi Xuân – Hà Tĩnh).
Ngư dân Hà Tĩnh đã không giấu nổi sự vui mừng, phấn khởi khi tất bật chuẩn bị cho tàu thuyền vươn khơi trước kỳ điều chỉnh mới với sự giảm sâu về giá xăng, dầu. Bà con ngư dân lại có động lực mới để yên tâm bám biển sau thời gian dài gặp khó do giá nhiên liệu “neo cao”.
Những vòng đua chó biểu diễn do Công ty cổ phần đua chó Xuân Thành (Nghi Xuân) tổ chức tối 30/4, đã để lại nhiều điều thú vị, mới mẻ cho du khách khi đến với Khu du lịch biển Xuân Thành - Hà Tĩnh.
Với 137 km đường bờ biển từ Cửa Hội đến Vũng áng - Sơn Dương và khu vực lãnh hải rộng khoảng 20 nghìn km2, biển Hà Tĩnh cất giấu nhiều truyền thuyết, dã sử, huyền thoại và tín ngưỡng dân gian hết sức độc đáo, phản chiếu đời sống lao động, tâm hồn, tình cảm và những cuộc đấu tranh với thiên nhiên, giặc giã của con người nơi đây.
Hà Tĩnh có hơn 164 km đường biên đất liền và tuyến bờ biển dài 137 km. Với đặc điểm địa lý này, việc dựa vào dân, phát huy vai trò của Nhân dân góp phần quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng nền biên phòng vững mạnh.
Sau khi đánh bắt được cá thể rùa quý, ngư dân Nguyễn Văn Linh (thôn Nam Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng để thả lại biển khơi.
Vào khoảng 11h ngày 11/7, Đồn Biên phòng Kỳ Khang (BĐBP Hà Tĩnh) đã phát hiện bắt giữ 1 tàu cá sử dụng kích điện khai thác hải sản trái phép trên vùng biển huyện Kỳ Anh.
Vùng biển Hà Tĩnh với nhiều lợi thế đã “hút” tàu giã cào ngoại tỉnh đến khai thác sai quy định với mật độ ngày càng dày đặc. Hoạt động này là một trong những nguyên nhân gây sụt giảm nguồn lợi hải sản cùng nhiều vụ va chạm xảy ra.
Sau khi đánh bắt được cá thể rùa quý, ngư dân Trần Doãn Pháp (TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng để thả lại biển khơi.