Kết luận từ các cuộc làm việc của Đoàn giám sát HĐND tỉnh tại các ngân hàng vừa qua đều khẳng định, công tác cải cách hành chính đã thực sự được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, với thủ tục vay vốn tín dụng, khách hàng đang chờ đợi sự cải thiện nhiều hơn nữa.
Thực hiện kế hoach triển khai Nghị định 45/2021/NĐ-CP, Liên minh HTX Hà Tĩnh đã dự thảo đề án chuyển đổi, điều lệ, quy chế hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX gửi UBND tỉnh và các sở, ngành xem xét.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã Hà Tĩnh đã giải ngân 4 tỷ đồng cho 9 dự án, giúp các đơn vị có thêm nguồn lực đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Dự án thí điểm nhà ở xã hội tại phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) giai đoạn 1 do Quỹ Đầu tư phát triển làm chủ đầu tư là dự án đầu tiên của tỉnh đủ điều kiện vay vốn Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang trở thành chỗ dựa quan trọng để “tiếp sức” giúp người nghèo trên địa bàn ổn định sinh kế, làm nhà ở, tiếp bước cho học sinh, sinh viên đến trường...
Các chương trình tín dụng chính sách xã hội được triển khai tại Hà Tĩnh đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.
Việc tiếp cận chương trình tín dụng theo Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg của Chính phủ sẽ tạo thêm nguồn lực để các cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập tại Hà Tĩnh đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy học.
Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh đã giải ngân 100% vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, qua đó, giúp người dân có thêm nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Mỗi học sinh, sinh viên (HSSV) đáp ứng các điều kiện theo quy định sẽ được Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh cho vay tối đa 10 triệu đồng để mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến.
Quỹ Phát triển phụ nữ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã và đang tạo nguồn sinh kế cho nhiều phụ nữ trên địa bàn mạnh dạn phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Trước tác động xấu của đại dịch COVID-19, Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) tại Hà Tĩnh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi giúp người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Với nguồn vốn 303 tỷ đồng, kết hợp với nguồn điều tiết từ Ngân hàng HTX Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh (10 tỷ đồng), các quỹ tín dụng nhân dân (TDND) ở Lộc Hà đang tiếp sức cho hơn 2.100 hộ dân vay phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh, xuất khẩu lao động.
Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) liên xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã đồng hành, tạo nguồn lực cho người dân trên địa bàn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Tiếp tục tìm giải pháp thu hút nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay cho các thành viên là nhiệm vụ quan trọng được Quỹ phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh hướng tới trong năm 2021.
Trong những năm qua, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã “tiếp sức” cho người dân địa phương phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Tuy “sinh sau đẻ muộn”, song Quỹ Tín dụng Nhân dân liên xã Nhượng Lĩnh (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) đã có sự tăng trưởng ấn tượng về nguồn vốn lẫn dư nợ. Nhờ đó, người dân miền biển có vốn làm ăn và “nói không” với tín dụng đen.
20 năm đồng hành với người dân xã thuần nông, đến nay, Quỹ TDND Cẩm Yên (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thu hút gần 100% hộ dân trên địa bàn tham gia, dư nợ đến đầu tháng 10/2019 đạt hơn 70 tỷ đồng.
Nhiều năm lại đây tại thị trường Hà Tĩnh, món vay dùng để mua đất, làm nhà đã giải quyết đáng kể trong chỉ tiêu dư nợ của các ngân hàng. Để hút lượng khách hàng tiềm năng này, các ngân hàng đều có chính sách ưu tiên hấp dẫn. Tuy nhiên, khi thời hạn ưu tiên hết, khách hàng có khi phải đối mặt với khoản lãi không lường trước…
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Việt Nam Chi nhánh Thành Sen – Hà Tĩnh vừa khai trương trụ sở mới trên đường Lê Duẩn TP Hà Tĩnh. Đây là sự khởi đầu đánh dấu bước phát triển chiến lược của chi nhánh nhằm nâng tầm chất lượng dịch vụ, đáp ứng ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Xây dựng được niềm tin đối với các thành viên, Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) Trung Lương - Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) hoạt động ngày càng hiệu quả trên địa bàn 2 phường với dư nợ cho vay hiện đạt hơn 52,3 tỷ đồng.
Hỗ trợ, đồng hành với thanh niên trong lập thân lập nghiệp, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ ra mắt và trao quyết định cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn cho 7 mô hình thanh niên tại TX Hồng Lĩnh và huyện Cẩm Xuyên.
Những tháng cuối năm là "thời điểm vàng" cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính, tín dụng. Trước nhu cầu của thị trường, ngành ngân hàng Hà Tĩnh đang tập trung nguồn vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tích trữ "năng lượng", chớp lấy thời cơ.
Triển khai Quyết định 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ SXKD tại vùng khó khăn, hiện Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê là một trong những đơn vị có dư nợ lớn nhất tại Hà Tĩnh với trên 98 tỷ đồng. Từ đây, đã tiếp sức cho 2.665 hộ đầu tư sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao.
Tính riêng từ đầu năm lại nay, Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh đã giúp 9.000 hộ dân ở nông thôn xây mới, sửa chữa 18.000 công trình nước sạch và vệ sinh đạt chuẩn. Qua đó, vừa giúp người dân nâng cao đời sống, vừa góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường.
32 quỹ tín dụng nhân nhân (TDND) trên địa bàn Hà Tĩnh đều thể hiện sự chuyên nghiệp hóa trong quá trình hoạt động. Với tổng dư nợ đạt gần 2.115 tỷ đồng, Quỹ TDND thực sự là “bà đỡ” cho các mô hình kinh tế.